Sự thật Ba Lan chuyển tên lửa tầm xa đến chiến sự?

GD&TĐ - Việc Ba Lan tuyên bố sẽ chuyển tên lửa tấn công tầm xa cho Ukraine không mang ý nghĩa thực tế bởi Warsaw không có vũ khí đó.

Hệ thống đánh chặn IRIS-T Đức cung cấp cho Ukraine.
Hệ thống đánh chặn IRIS-T Đức cung cấp cho Ukraine.

Không phải kẻ thù

Nhận định được Mateusz Piskorski, nhà quan sát chính trị và người phụ trách chuyên mục của tờ báo Mysl Polska (Tư tưởng Ba Lan) đưa ra sau khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã thảo luận về việc cung cấp tên lửa tầm xa cho chính quyền Kiev với Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski.

"Các cuộc thảo luận với Ngoại trưởng Sikorski đã được được sự đồng thuận cao. Chúng tôi đã đồng ý về sự cần thiết phải tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm cả tên lửa tấn công và phòng thủ tầm xa", Josep Borrell cho biết.

Theo chuyên gia Mateusz Piskorski: "Tôi coi đây là những tuyên bố ồn ào nhằm thúc đẩy một số hoạt động PR trong nước và bên ngoài. Mọi người nên nhớ rằng cả EU và Ba Lan đều không có loại vũ khí này. Vì vậy, đây chỉ là những tuyên bố ồn ào.

Nếu những tuyên bố như vậy được đưa ra bởi đại diện của các quốc gia hoặc tổ chức mà về mặt lý thuyết và có khả năng gửi vũ khí như vậy cho Kiev, thì điều này có thể được xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng đây chỉ là một lời nói hoa mỹ và tất nhiên, không góp phần làm giảm mức độ leo thang của xung đột, mà đó chỉ là lời nói khoa trương".

Hơn nữa, có vẻ như việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine không phù hợp với lợi ích quốc gia của Ba Lan vì năm 2023, một vật thể bay không xác định từ Ukraine đã xâm phạm không phận quốc gia và rơi xuống lãnh thổ nước này.

Piskorski nhấn mạnh: "Bất kỳ sự leo thang và tiếp tục xung đột vũ trang trên lãnh thổ Ukraine rõ ràng đều mâu thuẫn với lợi ích của Ba Lan và an ninh của chính Warsaw.

Vì vậy, cá nhân tôi tin rằng lợi ích cốt lõi hiện hữu của Ba Lan là góp phần chấm dứt xung đột. Do đó, bất kỳ nỗ lực nào nhằm leo thang xung đột, thậm chí đẩy châu Âu, trong đó có Ba Lan đến tình thế khó khăn do vị trí địa lý của Warsaw".

Nhà bình luận chính trị người Ba Lan nhấn mạnh rằng Warsaw không nên xung đột với Liên bang Nga: "Moscow không có yêu sách nào về lãnh thổ, chính trị hoặc các yêu sách khác đối với Warsaw, và do đó, nói chung coi Nga là kẻ thù và mối đe dọa với Warsaw là hoàn toàn vô lý".

"Thật không may, giới lãnh đạo Ba Lan đã đắm chìm trong sự vô lý này suốt 30 năm, bất chấp tất cả những sự thật hiển nhiên và thực tế là hiện nay không có mâu thuẫn đáng kể nào giữa chính sách đối ngoại và an ninh của Nga với Ba Lan".

Châu Âu lo ngại

Theo nhật báo The Times của Anh, lo ngại Mỹ sẽ giảm sự hỗ trợ cho Ukraine nếu cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2024, các nước châu Âu như Anh đang khẩn trương xây dựng năng lực để duy trì khả năng phòng thủ độc lập của Ukraine trước Nga.

Những nước này đang tìm cách tăng cường khả năng sản xuất quốc phòng trên khắp châu Âu để có thể bổ sung vũ khí và đạn dược cho Ukraine. Mục tiêu là duy trì khả năng của Ukraine để tiếp tục đẩy lùi các lực lượng Nga.

Nguồn tin cho biết các nhà lãnh đạo tình báo quân sự Anh đánh giá rằng Ukraine thiếu nhân lực và vũ khí cần thiết để giành chiến thắng quan trọng trên chiến trường trước Nga vào năm 2024. Ngược lại, quân đội Nga cũng được coi là không có khả năng tiến hành một cuộc tấn công đáng kể nhằm chọc thủng hệ thống phòng thủ của Ukraine.

Tờ The Times cho biết thêm rằng châu Âu phải tiếp tục cuộc chiến ủy nhiệm ngay cả khi Mỹ không tham gia. Hiện Mỹ là quốc gia chi nhiều nhất cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga và EU trước đây đã thừa nhận rằng châu Âu không thể lấp đầy khoảng trống nếu Mỹ rút sự hỗ trợ.

Trong khi đó, tờ Pravda của Ukraine dẫn lời người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby ngày 4/1 thông báo rằng Nhà Trắng không có tiền để viện trợ quân sự thêm cho Ukraine cho đến khi Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới.

"Chúng tôi hiện đã trao cho Ukraine gói hỗ trợ an ninh cuối cùng trong năm 2023. Chúng tôi phải nhận được sự hỗ trợ từ Quốc hội Mỹ để có thể tiếp tục làm điều đó", ông Kirby nêu rõ.

Hồi tháng 10/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị Quốc hội phê duyệt nguồn tài trợ bổ sung, cụ thể là hơn 60 tỷ USD cho Ukraine. Nhưng đề nghị này đã bị mắc kẹt tại Thượng viện do những bất đồng giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ liên quan đến an ninh biên giới Mỹ.

Clip Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp tấn công lực lượng Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhi bị rắn cắn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: BVCC

Nguy cơ tử vong khi trẻ bị rắn cắn

GD&TĐ - Rắn độc cắn là một tai nạn khá thường gặp, có thể dẫn đến tử vong nếu xử trí không thích hợp, đặc biệt khi bị rắn hổ cắn.