Sự khởi sắc của thị trường nghệ thuật Việt

GD&TĐ - Mới đây, phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật đầu tiên ở Việt Nam do Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt tổ chức tại Hà Nội thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người làm nghệ thuật Việt. 

Sự khởi sắc của thị trường nghệ thuật Việt

Mặc dù, công tác tổ chức cuộc đấu giá vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp nhưng thực ra tạo ra những kỳ vọng tươi sáng cho tương lai thị trường mỹ thuật Việt Nam.

Khởi đầu cho một phong cách mới

Tại phiên đấu giá, 5 tác phẩm được mang ra đấu giá gồm 1 chiếc tủ thờ niên đại cuối thế kỷ 19 thuộc sở hữu của họa sĩ Lê Thiết Cương; bức tranh mang chủ đề “Bên dòng sông đỏ” của họa sĩ Đào Hải Phong; bức tranh mang chủ đề “Hạnh phúc” của họa sĩ Hoàng Phượng Vĩ; tranh vẽ mang chủ đề “Tiên nữ vùng cao” của họa sĩ Quách Đông Phương; cặp chóe “Tứ linh” của nghệ nhân Phạm Anh Đạo. Giá khởi điểm của các sản phẩm được ấn định thấp nhất từ 50 triệu và cao nhất là 900 triệu đồng.

Kết quả, bức tranh “Hạnh phúc” của tác giả Hoàng Phượng Vĩ đã được mua với giá 65 triệu đồng. Bức “Tiên nữ vùng cao” của họa sĩ Quách Đông Phương được mua với giá 95 triệu. Còn tủ thờ niên đại cuối thế kỷ 19 của Lê Thiết Cương cũng được một người Trung Quốc mua với giá 143 triệu. Bức tranh “Bên dòng sông đỏ” của họa sĩ Đào Hải Phong được bán với mức giá 150 triệu. Đặc biệt, đôi chóe với giá khởi điểm từ 900 triệu tới 1 tỉ của nghệ nhân Phạm Anh Đạo đã được mua với mức giá 6 tỉ 50 triệu.

Cuộc đấu giá đã thực sự tạo nên nhiều cảm xúc không chỉ cho chủ nhân tác phẩm mà ngay những người tham dự. Nhiều họa sĩ vui mừng vì đây có thể là khởi đầu cho một thị trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Theo đơn vị tổ chức là Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt, việc mở một phiên đấu giá theo phong cách chuyên nghiệp và theo xu hướng thế giới với mong muốn đóng góp cho ngành đấu giá nước nhà một sự khởi đầu cho một phong cách mới, trào lưu mới.

Có thể nói, đây cũng là bước đệm quan trọng trong việc mua bán tranh ở Việt Nam. Hiện nay cũng có một số gallerry đang đảm nhận công việc bán lại hoặc ký gửi nhưng thực sự chưa tạo thành một hệ thống có quy lát. Do vậy, bước đầu Việt Nam đang cần có những nhà đấu giá.

Cần hướng tới sự chuyên nghiệp

Trong đời sống mỹ thuật, chuyện đấu giá tác phẩm nghệ thuật ở nước ngoài là chuyện quá cũ, nhưng ở nước ta là câu chuyện khá mới. Phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật đầu tiên này đã mở ra một kênh mua, bán tác phẩm nghệ thuật một cách công khai, góp phần kích hoạt thị trường mỹ thuật nội địa vốn trầm lắng nhiều năm nay.

Trên thực tế, tranh của các họa sĩ Việt Nam được mua khá nhiều, thế nhưng vẫn chưa có một thị trường mỹ thuật nội địa theo đúng nghĩa vì khách hàng chủ yếu là người nước ngoài. Thời gian qua, tranh giả, tranh nhái liên tục xuất hiện làm ảnh hưởng đến uy tín của thị trường mỹ thuật Việt. Chính vì thế, xu hướng đấu giá tranh đang mở ra một hướng đi mới cho thị trường mỹ thuật nội địa.

Tuy nhiên, theo ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, phiên đấu giá mỹ thuật được gọi là lần đầu tiên tại Việt Nam về cơ bản đã tổ chức tương đối tốt, nhất là nhìn nhận ở góc độ cả 5 tác phẩm đưa lên sàn đều có người mua. Chứng tỏ công tác tổ chức khách hàng có hiệu quả. Nhưng nếu nhìn nhận toàn diện thì cũng có nhiều vấn đề cần điều chỉnh, nâng cao chuyên nghiệp.

Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức thương mại quốc tế, cũng như là thành viên của nhiều hiệp ước đa phương và song phương, việc đấu giá các tác phẩm nghệ thuật này sẽ mở ra một hình thức mua bán mới đối với những người yêu nghệ thuật. Vẫn còn nhiều việc để hình thành một thị trường đấu giá nghệ thuật chuyên nghiệp ở nước ta nhưng chúng ta vẫn có quyền kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường nghệ thuật Việt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.