Su-30SM vô hiệu hóa hệ thống chiến đấu của F-35 trên biển Baltic

GD&TĐ - Những cuộc đụng độ giữa không quân Nga và NATO trên biển Baltic luôn tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng.

Su-30SM vô hiệu hóa hệ thống chiến đấu của F-35 trên biển Baltic

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Ý khi tham gia nhiệm vụ kiểm soát trên không của NATO tại bầu trời biển Baltic, đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng.

Theo thông báo, hệ thống phát hiện và cảnh báo của nó không hoạt động sau một cuộc tấn công điện tử do máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga thực hiện, sự việc này đã được tờ báo Israel NZIV cho biết.

Để đáp lại hành động của Nga, NATO đã triển khai một số máy bay chiến đấu F-35A của Không quân Ý vào tháng 4 để tăng cường giám sát trên không tại khu vực Biển Baltic, đặc biệt là ở địa bàn xung quanh Estonia, giáp biên giới với Nga. Căn cứ cho các hoạt động này là sân bay quân sự Amendola, nằm ở miền Nam nước Ý.

Khoảng một tháng sau khi đến Estonia, những chiếc F-35A của Ý được giao nhiệm vụ tuần tra trên không phận Biển Baltic. Khi đang thực hiện nhiệm vụ, chiến đấu cơ nói trên đã bị Su-30SM Nga chặn lại, dẫn đến sự cố.

Một trong những chiến đấu cơ F-35 được cho là đã đến quá gần máy bay vận tải An-12 của Nga và phản ứng đáp trả đã đến gần như ngay lập tức.

Phi công người Ý kể về điều bất ngờ mà anh ta gặp phải: “Đột nhiên một máy bay Nga xuất hiện. Tôi rất bối rối vì không ngờ đối phương hiện diện nhanh đến vậy”.

Được biết Su-30SM đã tiếp cận F-35 ở khoảng cách nguy hiểm, lúc này hệ thống phát hiện và cảnh báo của Lockheed Martin lắp trên F-35 bất ngờ bị hỏng. Phi công lái chiếc Lightning II đã phải khởi động lại tổ hợp nhiều lần để đảm bảo nó hoạt động trở lại.

04-_LEAD_.jpg
Tiêm kích Su-30SM của Nga với khối thu phát của hệ thống tác chiến điện tử Khibiny hai bên cánh.

Các chuyên gia cho rằng thất bại này là do hiệu lực từ hệ thống tác chiến điện tử Khibiny của Nga lắp trên Su-30SM. Khí tài trên được phát triển từ thời Liên Xô và đã trải qua nhiều lần hiện đại hóa.

Khibiny vốn được biết đến với khả năng ngăn chặn hiệu quả hoạt động của các khí tài điện tử hàng không trên tiêm kích đối phương. Kết quả là F-35 của Ý bị nhiễu điện tử mạnh, làm gián đoạn hoạt động của nhiều thiết bị.

Khi tiêm kích Su-30SM Nga tiếp cận F-35 ở khoảng cách tối thiểu cho phép, phi công Ý đã cố gắng tạo cự ly an toàn nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hệ thống tác chiến điện tử.

Tuy nhiên nỗ lực này đã không thành công do hai máy bay ở quá gần nhau, điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Mặc dù vậy, hiện tại giới chức quân sự Nga và NATO vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào liên quan tới vụ đụng độ kể trên.

Tiêm kích Su-30SM2 trực chiến với tên lửa không đối không tầm xa R-37M.
Theo NZIV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Mariah Carey: 'Sau ánh hào quang'

GD&TĐ - Nữ diva từng trải qua tuổi thơ khó khăn. Khi nổi tiếng, cô từng bị chồng kiểm soát tiền bạc, kìm kẹp cuộc sống riêng.

Ảnh: Quốc Bình

Hương Thu

GD&TĐ - Em vẫn nhớ mãi cái tuổi 18 được quấn quýt với hương vị này bởi tình cờ theo bạn đạp xe về mãi Ba Vì chơi.

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.

Minh họa: Vietpink.

Café chủ nhật: Cầu vồng sau mưa

GD&TĐ - Mấy hôm nay, không khí trong gia đình anh trở nên thật nặng nề. Bữa cơm không còn vui vẻ như trước. Ai cũng cúi đầu ăn thật nhanh.