Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe thai nhi?

Trong thời gian mang bầu, không ít người liên tục phải chịu căng thẳng, stress… Bác sĩ Trần Vũ Quang khuyến cáo, bị stress trong giai đoạn mang thai thì con sinh ra cũng có những nguy cơ về tâm lý, tinh thần.

Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe thai nhi?

Để các mẹ bầu giảm bớt lo lắng, bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương) đã có những lý giải về nguyên nhân và lời khuyên để các bà mẹ bầu xóa tan căng thẳng, stress khi mang thai.

Theo bác sĩ Trần Vũ Quang, nguyên nhân thay đổi tâm trạng khi mang thai: Tâm trạng thay đổi trong khi mang thai có thể do căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi trong trao đổi chất của cơ thể hoặc bởi các hormone estrogen và progesterone (thay đổi hàm lượng hormone ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó có các chất điều chỉnh tâm trạng).

Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu tiên (cao nhất là từ 6 đến 10 tuần đầu). Và sau đó, sự khó chịu này trở lại trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi bạn chuẩn bị cho việc sinh nở.

Trong khoảng thời gian ấy, các bà mẹ bầu thường xuyên lo lắng và khó chịu, rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống. Không có khả năng tập trung vào bất cứ điều gì, giảm trí nhớ ngắn hạn.

Chính những cơn giận dữ của bà bầu có thể lây sang con trong tử cung và gây ra ảnh hưởng lâu dài, khi người mẹ bị căng thẳng cao độ – chẳng hạn do chồng bạo lực – thì trong cơ thể bào thai, bộ phận tiếp nhận hormone stress dường như có những thay đổi về sinh lý. Và sự thay đổi này có thể khiến chính trẻ khó kiểm soát stress về sau. Nó cũng dẫn tới các trục trặc về tâm thần và rối loạn hành vi.

Bác sĩ Quang cho rằng, mặc dù có rất nhiều yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến cá tính của đứa trẻ, song chính môi trường thuở sơ khai của đứa bé – tử cung – mới là yếu tố quyết định. Mẹ bầu stress sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh thai kỳ như rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, tiền sản giật, dọa đẻ non hoặc sẩy thai…

Sức khỏe - Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe thai nhi?

Các bà mẹ bầu stress khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai nhi.

Chính vì vậy, mỗi bà mẹ bầu cần biết, mang thai là thời điểm lý tưởng để thai phụ cắt bớt những “gánh nặng” ít cần thiết. Nên coi việc nghỉ ngơi là ưu tiên hàng đầu và thường xuyên nhờ giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân… Cắt giảm bớt việc nhà, dành thời gian để đi lại, ngủ ngắn hoặc đọc sách.

Cần tận dụng lợi ích của ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Sử dụng một ngày hoặc chỉ một buổi chiều để nghỉ ngơi tại nhà cũng giúp bạn “hồi phục” sau cả tuần vất vả.

Tập thở sâu, yoga, luyện tập đều đặn như bơi lội hoặc đi bộ.

Ăn uống khỏe mạnh, cân bằng giúp bạn có thể chất và tinh thần tốt, đi ngủ sớm hơn. Cơ thể bạn cần thêm thời gian để nuôi dưỡng thai nhi và giấc ngủ sẽ sâu sẽ tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu kiến thức về thai nghén: Đọc sách, tham khảo những website về sức khỏe bà bầu, chia sẻ kinh nghiệm với những người mẹ khác sẽ giúp bạn đối phó tốt nếu có rắc rối xảy ra trong thai kỳ.

Sự thay đổi về tâm lý khi mang thai xảy ra ở rất nhiều phụ nữ. Do vậy, cách để giúp thai phụ có thể vượt qua là hãy chia sẻ nó cho chồng hoặc chuyên gia, họ là những người có thể giúp họ giải tỏa những lo âu về cuộc sống hoặc thai kỳ. Nếu không tìm cách giải tỏa nó, thì stress không những ảnh hưởng đến đời sống mà còn ảnh hưởng đến hành vi và trí tuệ của trẻ sau này.

Theo Nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.