Stephen Hawking cảnh báo: Loài người chỉ còn 200 năm để đi khỏi Trái đất

GD&TĐ - Giáo sư Stephen Hawking vừa đưa ra lời cảnh báo, loài người phải tìm ra nơi ở mới trong vũ trụ trong vòng từ 200 đến 500 năm nữa nếu chúng ta muốn sống sót.  

Nhà vật lý nổi tiếng người Anh Stephen Hawking tại lễ hội Starbus (Na Uy)
Nhà vật lý nổi tiếng người Anh Stephen Hawking tại lễ hội Starbus (Na Uy)

Tại Lễ hội khoa học và nghệ thuật Starmus đang diễn ra ở Trondheim, Na Uy, nhà vật lý học nổi tiếng đã nhắc lại lời cảnh báo của mình rằng loài người đang bị đe dọa. Ông cũng phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump: “Tôi không phủ nhận tầm quan trọng của việc chống lại sự biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Nhưng không giống như ông Trump, có thể ông ấy là người đã đưa ra quyết định nghiêm trọng và sai lầm nhất về biến đổi khí hậu trên thế giới này”.

Nhà vật lý Hawking kêu gọi các quốc gia phát triển hãy đưa các phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2020 để thúc đẩy việc khai thác không gian. Theo hãng BBC, ông Hawking cho rằng các nước này nên đặt mục tiêu xây dựng một căn cứ trên Mặt trăng trong vòng 30 năm nữa và đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2025.

“Việc phát triển ra ngoài không gian sẽ hoàn toàn thay đổi tương lai của loài người. Tôi hy vọng việc này có thể đoàn kết các quốc gia đang cạnh tranh nhau vì một mục đích duy nhất, đó là đối mặt với thách thức chung của tất cả chúng ta. Một chương trình không gian mới, nhiều tham vọng có thể sẽ tạo nhiều hứng thú cho những người trẻ tuổi và khơi dậy sự quan tâm tới các lĩnh vực khác như vật lý thiên văn và vũ trụ học” – Stephen Hawking nói.

Ông hy vọng rằng những con tàu liên hợp có thể chạy bằng ánh sáng hay một nguồn năng lượng khác sẽ đưa chúng ta tới ngôi nhà mới trong vũ trụ.

“Trái đất đang bị đe dọa ở rất nhiều mặt và tôi thấy rất khó để có thể lạc quan” – nhà vật lý thừa nhận.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.