Sốt sau tiêm vắc-xin Covid-19 mới hiệu quả?

GD&TĐ - Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, đặc biệt là của AstraZeneca, nhiều người thường gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Sau tiêm vắc-xin Covid-19, phụ nữ thường sốt cao hơn nam giới. Ảnh minh họa.
Sau tiêm vắc-xin Covid-19, phụ nữ thường sốt cao hơn nam giới. Ảnh minh họa.

Trong đó, những tác dụng phụ phổ biến có thể kể đến là sốt, đau mỏi người như triệu chứng cúm, đau mỏi, sưng nề tại chỗ tiêm. Theo các chuyên gia, đây là biểu hiện thông thường sau tiêm vắc-xin.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sau tiêm vắc-xin Covid-19, người bị sốt sẽ có hiệu quả bảo vệ. Chia sẻ về vấn đề này, BSCK2 Hoàng Quốc Tưởng - giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM cho biết, sốt chỉ là phản ứng sau tiêm vắc-xin. Hiện tượng này thường không liên quan đến tính sinh miễn dịch của vắc-xin.

Cụ thể, khi vắc-xin được chích vào cơ thể, sẽ có 2 pha đáp ứng miễn dịch diễn ra. Đó là đáp ứng miễn dịch bẩm sinh (MDBS) và đáp ứng miễn dịch thích nghi (MDTN).

Giải thích về pha MDBS, bác sĩ Tưởng cho biết: “Những tín hiệu ngay sau tiêm sẽ kích hoạt các tế bào miễn dịch bẩm sinh chống lại nó, là cơ chế đề kháng ngay lập tức của hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, đáp ứng MDTN mới là giai đoạn hoạt hóa lympho B sản xuất kháng thể. Quá trình này diễn ra nhiều ngày sau đó, thường 2 tuần”.

Vì vậy, chuyên gia này nhấn mạnh, phản ứng sau tiêm chỉ là một phần của đáp ứng miễn dịch. Thực tế, cần nhiều thời gian để đạt được kết quả như mong đợi là sản xuất kháng thể.

“Do đó, chưa thể kết luận có phản ứng sốt sau tiêm đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch tạo kháng thể tốt hơn”, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng khẳng định.

Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh - chuyên gia dịch tễ, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), nhấn mạnh, không phải người thể trạng yếu sẽ gặp nhiều phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Đặc biệt, người lớn tuổi có xu hướng ít gặp phản ứng phụ sau tiêm.

Ngoài ra, một số người sẽ gặp phản ứng phụ là sốt cao, mệt mỏi, đau nhức mình quá. Một số người khác thì bị đau bụng, tiêu chảy, ói nhiều. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin ở mỗi người sẽ khác nhau và tùy vào từng người.

Theo Bộ Y tế, sau tiêm, thường xuyên đo thân nhiệt. Nếu sốt dưới 38,5 độ C, cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
Nếu sốt trên 38,5 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, người dân cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
Bộ Y tế khuyến cáo, người có dấu hiệu tê quanh môi, lưỡi, họng bị ngứa, căng cứng, nghẹn, khó nói sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 trong thời gian theo dõi, cần liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện. Thời gian để người dân tự theo dõi sức khỏe là 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.