Bệnh thận mãn tính gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của nhiều người. Gần đây các nghiên cứu cho thấy ngày càng nhiều người trẻ mắc các bệnh về thận hay một số bệnh người già như cao huyết áp, tiểu đường.
Cậu bé Bảo Bảo, 1 tuổi ở Trung Quốc phải nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục. Theo như gia đình cho biết thì cậu bé đã bị sốt suốt 21 ngày không giảm dù đã uống thuốc giảm sốt, đồng thời còn bị bí tiểu nên hầu như không đi tiểu trong những ngày ốm.
Ngoài ra, Bảo Bảo còn bị nôn liên tục khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng, không hiểu vì lý do gì con trai lại có tình trạng nghiêm trọng như vậy. Thấy bệnh con mãi không khỏi, gia đình đã đưa tới bệnh viên Nhi đồng Hồ Nam (TQ).
Tại đây các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm và thấy cậu bé có hiện tượng kiệt sức, gần như hôn mê, kết quả cho thấy Bảo Bảo bị suy thận nặng. Nghe bác sĩ thông báo cả gia đình đều “chết lặng” vì sợ hãi và không hiểu nguyên nhân tại sao con trai còn nhỏ đã mắc bệnh nặng.
Theo ý kiến của bác sĩ trực tiếp khám cho cậu bé thì thời gian gần đây có rất nhiều trẻ em mắc các bệnh về thận mà nguyên nhân đến từ chính thói quen ăn mặn của gia đình.
Những nguyên nhân dễ gây suy thận ở người trẻ
1. Ăn mặn
Nhiều người có thói quen bỏ nhiều muối khi nấu ăn. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối thực sự không tốt cho cơ thể dù thành phần chính của nó là Natri Clorua – chất điện giải cần thiết cơ thể. Bởi ăn quá mặn có thể gây ảnh hưởng tới thận, dẫn tới tình trạng giữ nước. Sau một thời gian còn có thể gây tăng huyết áp.
Đặc biệt với trẻ em, khi thận còn yếu, chức năng chưa hoàn thiện nếu ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến tích nước, gây suy viêm.
Hơn nữa, khi trẻ ăn nhiều muối sẽ thường bị khát, tiết nước bọt nhiều, dẫn đến suy giảm số lượng lysozyme - làm giảm khả năng diệt vi khuẩn trong miệng, hạn chế chức năng bảo vệ cơ thể, chống virus, khiến sức đề kháng của trẻ suy yếu.
Theo ý kiến của bác sĩ, nếu cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng ăn muối, thì hàm lượng muối không được vượt quá 0,5g mỗi ngày. Trẻ em cỡ nhỡ không nên ăn lượng muối vượt quá 3g mỗi ngày. Người trưởng thành không nên ăn vượt quá 6g muối/ngày.
2. Không uống nước lọc, uống nhiều nước ngọt có ga
Rất nhiều người lớn và cả trẻ nhỏ có sở thích uống các loại nước ngọt có ga. Tuy nhiên thói quen này thật sự nên hạn chế và đặc biệt không dùng nước ngọt để thay thế nước lọc. Bởi nước ngọt có ga rất giàu đường và khi hấp thu quá nhiều đường sẽ tăng gánh nặng cho thận. Ngoài ra có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.
3. Ăn nhiều đồ dầu mỡ
Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ là sở thích của không ít người nhưng cơ thể của bạn thì hoàn toàn không thích. Ăn đồ dầu mỡ quá nhiều có thể gây xơ vữa động mạch, làm giảm lưu lượng máu tới thận, cản trở chức nặng lọc và từ đó gây suy thận.
Thận không tốt gây ra hậu quả gì?
Trước đây chúng ta chỉ nghĩ rằng mắc bệnh thận sẽ chỉ gây ảnh hưởng tới thận mà không liên quanb tới những bộ phận khác. Tuy nhiện khi thận bị ảnh hưởng nó sẽ gây ra những hệ lụy tới các cơ quan khác hay thậm chí là toàn bộ cơ thể.
Thận yếu, chân tay bị phù nề: khi thận không khỏe mạnh, cơ thể sẽ bị sung điển hình là sung mắt, sung mặt và cuối cùng là phù nề toàn thân. Nguyên nhân là vì khi thận yếu sẽ bị suy giảm khả năng lọc, không thể đào thải natri và nước ra ngoài dẫn đến tích tụ lâu trong cơ thể gây sung phù.
Thận yếu, huyết áp cao: thận là một phần quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp, thận không khỏe, huyết áp sẽ cao.
Thận yếu, dễ mắc protein niệu: là trạng thái xét nghiệm thấy có protein trong nước tiểu. Protein niệu được phân loại thành:
Bảo vệ thận như thế nào?
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ít muối, ít chất béo, hạn chế nước ngọt và uống nhiều nước;
- Kiểm soát đường huyết và huyết áp;
- Không nhịn tiểu và ăn những thực phẩm hại thận;