Sống lại ký ức lịch sử hào hùng tại triển lãm mỹ thuật “Điện Biên năm ấy”

GD&TĐ - Triển lãm “Điện Biên năm ấy” sẽ giới thiệu đến công chúng 39 tác phẩm của 27 họa sĩ, sáng tác trong và sau thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tác phẩm "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" của họa sĩ Nguyễn Sáng.
Tác phẩm "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" của họa sĩ Nguyễn Sáng.

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên năm ấy”, nhằm tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn tới những chiến sĩ, những người đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa.

Đồng thời, ca ngợi truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu quật cường, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, qua đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, góp phần lưu truyền những giá trị tốt đẹp cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Triển lãm lần này có nhiều tác phẩm lần đầu tiên ra mắt công chúng, 39 tác phẩm mỹ thuật giới thiệu tại triển lãm gồm các chất liệu: điêu khắc, tranh giấy, sơn mài, sơn dầu… sẽ đưa người xem về với những tháng ngày gian khổ, khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp và gặp gỡ những con người bình dị mà vĩ đại đã làm nên chiến thắng lẫy lừng này.

Tác phẩm "Đánh chiếm đỉnh cao" của họa sĩ Lê Vinh.
 Tác phẩm "Đánh chiếm đỉnh cao" của họa sĩ Lê Vinh.

Những người lính băng rừng, lội suối, cần mẫn hành quân xuyên đêm (Hành quân qua suối của Tô Ngọc Vân; Hành quân đêm của Trần Đình Thọ), những chiến sĩ vượt đèo kéo pháo, đẩy pháo lên cứ điểm Điện Biên Phủ đầy nhọc nhằn, gian truân nhưng không kém phần lãng mạn (Kéo pháo Điện Biên của Trần Đình Thọ; Kéo pháo của Dương Hướng Minh).

Những trận đánh thể hiện nghệ thuật quân sự đỉnh cao (Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ của Thế Vy; Đánh chiếm điểm cao của Lê Vinh, Điện Biên năm ấy của Cao Trọng Thiềm); sự lãnh đạo tài tình của lãnh tụ Hồ Chí Minh (Rời lều cỏ Bác tiếp tục hành quân của Nguyễn Trọng Kiệm) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bác bảo thắng là thắng của Nguyễn Phúc Khôi).

Sự hy sinh quên mình, xả thân vì Tổ quốc (Tô Vĩnh Diện chèn pháo của Dương Hướng Minh; Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng của Lê Vinh), tình quân dân nồng ấm (Gặp nhau của Mai Văn Hiến) hay giây phút thảnh thơi lắng nghe tiếng hát giữa rừng (Tiếng hát mùa chiến dịch của Mai Văn Hiến).. được những nghệ sĩ, trong đó có người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ như họa sĩ Tô Ngọc Vân, ghi lại sinh động và chân thực.

Triển lãm mỹ thuật “Điện Biên năm ấy” sẽ mở cửa miễn phí phục vụ khách tham quan từ 3/5 đến hết ngày 10/5/2019 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ