Sơn La lần đầu dán tem đào trồng, phân biệt với đào rừng

GD&TĐ - Sơn La lần đầu dán tem đào vườn dân trồng, phân biệt với đào rừng. Đây là mẫu tem do UBND huyện Vân Hồ in cho người trồng đào dán lên cây để chứng minh nguồn gốc, thương hiệu.

Ảnh minh họa: Hoàng Huế
Ảnh minh họa: Hoàng Huế

Huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Sơn La được coi là thủ phủ đào Tây Bắc.

Những ngày gần đây, các lãnh đạo địa phương này đã tiến hành tổ chức họp khẩn bàn biện pháp để nông dân bán được đào trồng. Và giải pháp được đưa ra là sẽ dán tem chứng minh nguồn gốc cây đào trước khi bán về xuôi.

Văn bản số 3864 do Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ Vũ Thanh Hải ký, trình UBND tỉnh, cho biết, huyện có 500ha trồng cây đào bán dịp Tết.

Tại xã Lóng Luông có 300ha; xã Vân Hồ trồng 200ha, tất cả đều trồng tập trung trên nương, đồi của người dân sở tại.

UBND huyện Vân Hồ cho biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân rất lo ngại về việc không bán được đào (trồng) trong dịp Tết nguyên đán nếu không được xác thực về nguồn gốc, xuất xứ của loại cây này.

Nhiều năm qua, người dân huyện Vân Hồ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu là các loại cây ăn quả thay thế cho cây ngô, dong, sắn. Tại hai xã Lóng Luông, Vân Hồ, bà con trồng giống đào Pháp để lấy quả và đào bản địa để bán gốc, bán cành… cho người dân chơi Tết Nguyên đán.

Cây đào mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân nơi đây, phù hợp với địa hình đất dốc, tập quán canh tác của người dân bản địa.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, các xã Lóng Luông, Vân Hồ không có cây đào rừng.

UBND huyện Vân Hồ kiến nghị UBND tỉnh báo cáo, đề xuất với Chính phủ, Bộ NN-PTNT cho phép người dân được khai thác, buôn bán, vận chuyển cành đào, gốc đào trồng, tránh nhầm lẫn giữa đào bản địa trồng tại vườn, nương của gia đình và đào rừng; cho phép huyện tổ chức Lễ hội hoa đào năm 2021, làm tem dán nhãn cho đào trồng của Vân Hồ.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, cần làm rõ khái niệm đào rừng. UBND huyện nhất trí với chủ trương của Chính phủ là cấm chặt đào rừng, cũng như các loài cây khác phải bảo vệ, chăm sóc; nếu vi phạm phải xử lý nghiêm. Nhưng về lâu dài, cần coi đào miền núi hay miền xuôi (được trồng, chăm sóc) là mặt hàng kinh doanh. Đây là loại cây tạo thu nhập, vừa để tạo thú chơi trong dịp tết đến xuân về, người dân lại có thêm nhu nhập.

Hiện nay, tại Vân Hồ, diện tích đào rừng hầu như không có. Đi vào rừng kiếm cành đào chơi Tết là rất khó.

Tại địa phương, người dân đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng đào, đào tại Vân Hồ đều có chủ. Tất cả diện tích đất dốc, rải rác trên nương, rẫy được quy hoạch trồng. Đây là hướng kinh doanh mới cho bà con nông dân.

Cây đào trồng được phân làm hai loại là đào bán quả và bán hoa. Đào bán quả chỉ có diện tích nhất định, quả hạn chế, lượng tiêu thụ và nhà máy chế biến hầu như không có.

Tại Vân Hồ chủ yếu trồng đào bán hoa và bán gốc. Bán gốc đào thì người dân trồng rất dày, mỗi gốc cách nhau khoảng 2m, 3-5 năm là có thể đưa về xuôi để ghép, bán… đây là giống đào bản địa được người dân trồng trên nương 5-7 năm là có hoa, cành có thế đẹp.

Hiện nay, chưa có phương án phân biệt đào rừng, đào nhà trồng mà chỉ có cách chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Được biết, việc dán tem xác thực nguồn gốc đối với đào trồng sẽ được giao xuống các xã. Căn cứ trên số liệu thống kê diện tích, số lượng gốc đào trồng của các hộ dân, huyện phát ra số tem tương ứng. Tem xác thực nguồn gốc sẽ được dán trên cây đào/cành đào trước khi khai thác, có tem mới được vận chuyển về xuôi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.