Sơn La: Dân mất đất, lo đói bên công trình trăm tỷ

GD&TĐ - Tỉnh Sơn La đang đầu tư dự án Kè chống sạt lở suối Vạt tại xã Viêng Lán (Yên Châu) với tổng mức 120 tỷ đồng. Không ít hộ trong số 112 gia đình mất đất đang “canh cánh” nỗi lo đói nghèo nếu tiếp tục bị thu hồi…

Hiện trường công trình đang thi công.
Hiện trường công trình đang thi công.

Mất “cần câu cơm”…

Với người nông dân, đất sản xuất là chỗ dựa sinh kế. Ruộng đồng giống như “phao cứu sinh” đã nuôi sống bao thế hệ. Mất đất sản xuất tức sẽ đánh mất đi “cần câu cơm” của họ. Nỗi lo này đang hiện hữu tại hàng chục hộ dân ở các bản: Huổi Qua, Kho Vàng, Mường Vạc (xã Viêng Lán, huyện Yên Châu) khi họ phải nhượng đất cho công trình.

Dự án Kè chống sạt lở suối Vạt bảo vệ thị trấn Yên Châu (giai đoạn 1) triển khai tại xã Viêng Lán (Yên Châu) được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt hồi tháng 3, tại Quyết định số 581. Tổng mức đầu tư là 120 tỷ đồng.

UBND huyện Yên Châu làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Yên Châu là đơn vị thực hiện. Dự án sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh tại Quyết định 118 của Thủ tướng Chính phủ. Công trình đang trong quá trình thi công, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021.

Theo phản ánh, trước khi triển khai dự án, hơn 100 hộ dân sinh sống tại 3 bản nói trên đã bị thu hồi hàng nghìn m2 đất cho công trình. Có ý kiến cho rằng, chính quyền thu hồi đất sản xuất (đất ruộng), bồi thường với giá thấp. Trong khi, cuộc sống của bà con nơi đây sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Họ không có nghề nghiệp ổn định, thu nhập thì bấp bênh, khiến bà con lo sợ đói nghèo.

Ông Lừ Văn Lóng (63 tuổi), ở bản Huổi Qua cho biết, gia đình ông bị thu hồi khoảng 1.200m2 đất ruộng với giá 45.000 đồng/1m2. Nhà ông Lóng được đền bù, hỗ trợ hơn 235 triệu đồng. Sau khi thu hồi, cả nhà chỉ còn hơn 800m2 ruộng.

“Tôi lo lắm! Trước kia, chưa bị thu hồi đất, gia đình tôi hầu như không phải mua gạo. Giờ thì phải bỏ tiền ra mua rồi. Nghe nói khi thi công xong kè suối, huyện sẽ thu hồi tiếp khu đất này. Nếu vậy, gia đình không biết sống ra sao. Tuổi tác tôi cũng đã cao, đi làm thuê, làm mướn thì không ai nhận. Con cháu sau này không biết lấy đất đâu để canh tác”, ông Lóng nói.

Bà Hà Thị Đao, bản Kho Vàng.
Bà Hà Thị Đao, bản Kho Vàng.

Sợ rơi vào vòng luẩn quẩn…

Nhà bà Hà Thị Đao ở bản Kho Vàng (xã Viêng Lán, huyện Yên Châu) vừa bị thu hồi 300m2 ruộng, được bồi thường, hỗ trợ hơn 60 triệu đồng. Bà Đao cũng đang không biết đợt tới sẽ ra sao với những thửa ruộng cùng vạt nương còn lại.

“Khi huyện thu hồi đất làm bờ kè để chống lũ và sạt lở thì tôi cũng nhất trí thôi. Tuy nhiên, giá đền bù thấp quá! Trước kia, diện tích này, gia đình tôi trồng được 2 vụ lúa, mỗi vụ cho thu hơn 10 bao thóc. Vì thế, sinh hoạt gia đình cũng đỡ phần nào. Không có ruộng, giờ phải bỏ tiền ra mua gạo ăn”, bà Đao bộc bạch.

Ông Mè Văn Hùng, Trưởng bản Huổi Qua, cho biết: Cả bản có 56/111 hộ (453 nhân khẩu) nằm trong diện bị thu hồi với tổng số khoảng 2ha. Giá đền bù là 45.000 đồng/1m2. Ngoài ra, các hộ còn được một số khoản hỗ trợ khác.

“Trong bản có người thắc mắc là giá đền bù thấp. Bà con lo lắng cái nghèo sẽ quay trở lại vì thiếu đất canh tác. Nhiều người công ăn việc làm không có. Họ sống chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, thu nhập bấp bênh.

Những khu đất ruộng còn lại mà huyện chưa thu hồi thì đang gặp khó khăn về nước tưới tiêu. Công trình đang thi công nên kênh mương dẫn nước bị ảnh hưởng. Cứ tình trạng như hiện nay là sẽ mất mùa”, ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Viêng Lán - thông tin: Toàn xã có 112 hộ ở 3 bản nằm trong diện đền bù thu hồi đất nông nghiệp dưới 30% (đất trồng lúa) phục vụ dự án. Hầu hết số người dân trên đều sản xuất nông nghiệp là chính.

Từ bao đời nay, người dân sinh sống tại 3 bản Huổi Qua, Kho Vàng, Mường Vạc gắn liền với công việc ruộng đất, lấy nghề trồng lúa làm kế sinh nhai. Nay đất đai bị thu hẹp khiến bà con đứng trước nguy cơ thiếu đất sản xuất. Nếu đói nghèo tiếp tục quay trở lại thì cái đói, cái nghèo của bây giờ còn đáng sợ hơn so với ngày trước.

Lơ là phòng dịch
Dự án nói trên có tổng chiều dài hơn 1,2 km được chia thành 13 gói thầu. Tại 4 gói thầu (từ số 10 - 13), các doanh nghiệp đang thi công rầm rộ. 
Qua quan sát, nhận thấy tại công trường, nhiều công nhân đang làm việc trong điều kiện không đảm bảo quy định an toàn lao động, nhất là trang thiết bị bảo hộ cá nhân. Trong khi, thời điểm này, tỉnh Sơn La đang tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.