Số phận của tờ báo từng bán chạy nhất nước Mỹ

GD&TĐ - Mùa xuân năm 2019, tờ The National Enquirer của Mỹ lại một lần nữa vướng vào vụ lùm xùm trong lịch sử đầy bão táp và kiện tụng của thế giới báo lá cải. Lần này liên quan đến chính trị.

The National Enquirer và vụ ứng viên Tổng thống John Edwards.
The National Enquirer và vụ ứng viên Tổng thống John Edwards.

Thật ra, tờ báo nổi tiếng nhưng cũng lắm tai tiếng này không xa lạ gì với các “xì căng đan” chính trị, vì đây là một phần không thể thiếu trong chiến thuật tăng độc giả và doanh thu.

Thời vàng son nay còn đâu

Không chỉ The National Enquirer mà đại dịch Covid-19 còn giết nhiều tờ báo in khác trong thế giới xuất bản. Các nhà quan sát thị trường cho biết, từ khi đại dịch làm giảm hoạt động tại các phi cảng và các điểm buôn bán, dịch vụ khác có quầy báo của Hudson News, The National Enquire đã bị ảnh hưởng nặng nề vì không còn nhiều độc giả nữa.

Những người nổi tiếng “đi trốn” hoặc ít ra đường hơn do sợ nhiễm nên “tin nóng” về họ cũng giảm mạnh. Thiếu nguồn thông tin hấp dẫn là yếu tố khác dẫn đến đà sụt giảm phát hành. Nếu thời gian tới vẫn không có hợp đồng nào được chốt, năng lực tài chính của The National Enquire tiếp tục bị xói mòn, nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra về giá bán 100 triệu USD. 

Trước lúc đại dịch Covid-19 xuất hiện, kỹ nghệ báo in đã có những dấu hiệu sụp đổ và trở thành đối tượng mua lại của các nhà đầu tư tư nhân cùng các quỹ đầu tư hưu trí như Chatham.

Thế giới báo lá cải đã gặp khó trước Covid-19, nay còn khó hơn! Heath Freeman, nhà quản lý nhiều quỹ hưu trí muốn cứu các tờ báo địa phương cũng đành bó tay vì phản ứng tiêu cực của các nhà đầu tư. Lượng phát hành của The National Enquirer đã giảm hơn 90% trong hai thập niên qua so với thời vàng son của nó.

The National Enquirer và vụ tỉ phú Jeff Bezos.
The National Enquirer và vụ tỉ phú Jeff Bezos.

Tờ báo cũng ngày càng “nhỏ” hơn và ít được người đọc quan tâm so với những ngày nó cho đăng ảnh siêu sao nhạc rock Elvis Presley nằm trong quan tài hoặc “đột phá” lớn vào năm 2008 khi tiết lộ chuyện “ngoại tình đến có con” chấn động của thượng nghị sĩ John Edwards khi ông này hy vọng sẽ được đảng Dân chủ đề cử tranh chức Tổng thống Mỹ. Mới đây, Chatham mua lại thành công Công ty McClatchy, chủ nhân của 30 tờ báo khu vực mà “đầu tầu” là Miami Herald khi công ty này đang đệ đơn xin bảo hộ phá sản.

Một số nhân viên của McClatchy và những người quan sát bên ngoài băn khoăn “văn hoá báo lá cải” mà Chatham sáp nhập vào năm 2014 có nhiễm vào những tờ báo địa phương đứng đắn từng đoạt các giải báo chí danh giá? Công bố sáp nhập vừa qua cũng định hình một tương lai khác cho các công ty truyền thông. 

Trường hợp The National Enquirer

Trụ sở Hudson News.
Trụ sở Hudson News.

Khi cuộc thương lượng bán tờ báo lá cải lừng lẫy một thời The National Enquirer bị sụp đổ, nhiều người tự hỏi thời vàng son của báo lá cải đã chính thức cáo chung? Ai mua nó là “ôm cục nợ” vì hầu như không thể phục hồi lại “ánh hào quang” cũ. Trong những năm gần đây chiến thuật “gây sốc để thành công” của thế giới báo lá cải hầu như đã hết linh. Lượng lưu hành liên tục giảm, năm sau thấp hơn năm trước, bất chấp mọi “chiêu trò”. Xì căng đan chính trị, tệ nạn xã hội, chuyện thâm cung người nổi tiếng, chuyện kỳ lạ, người ngoài hành tinh, ngày tận thế… đều không còn sức hút như trước.

Nguy hiểm hơn là phát sinh kiện tụng đến phá sản! Nhưng không chỉ báo lá cải mà toàn bộ kỹ nghệ xuất bản báo in đều chịu chung tình trạng giảm mạnh lượng phát hành. Đây là “mặt trái của thời đại số” khi Internet trở thành môi trường hấp dẫn để truyền thông, cả dòng chính thống, đứng đắn lẫn dòng phụ, nhảm nhí.

Công tâm mà nói, The National Enquirer đã tìm mọi cách để tồn tại và thuộc số ít báo lá cải còn trụ lại được. Nhưng hình ảnh những dòng người dài kiên trì xếp hàng đợi mua nó tại các điểm buôn bán và dịch vụ đã qua.

Thời háo hức được ngửi mùi giấy mới và xem trước những tin nóng, lạ, sốc với hình ảnh kèm theo mà đa số là “độc quyền” không còn nữa. Đà xuống dốc tệ đến nỗi công ty mẹ của The Nationa Enquirer phải nghĩ đến việc rao bán nó. Nhưng một năm rưỡi sau, khi doanh số tiếp tục giảm nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho tương lai bấp bênh của The National Enquirer.

Ông David Pecker, người xuất bản thâm niên của tờ báo (hiện là chủ tịch quỹ hưu trí đang sở hữu tờ báo) đã đồng ý với những người bỏ tiền vào quỹ là họ không hài lòng với cách The National Enquirer dành lợi thế cho ứng viên Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. 

Sự sụp đổ của thỏa thuận bán The Natinal Enquirer với giá cao bất ngờ 100 triệu USD đã làm nhiều nhà quan sát tự hỏi: “The National Enquirer có phải là viên đá quá nóng để cầm vào?”. Năm ngoái, Chatham hối thúc Pecker, lúc đó là Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch AMI bán The National Enquirer như một tài sản riêng rẽ. Cuối cùng, tuần qua, công ty chuyên phân phối các sản phẩm như khẩu trang và nước sát trùng Chatham Asset Management, công ty mẹ của American Media Inc (AMI) đưa ra quyết định về số phận của The National Enquirer. AMI hiện quản lý một số tờ báo khá uy tín như Us Weekly, Life & Style và Men’s Journal.

Giỡn mặt Amazon

Dù báo lá cải vẫn còn là “công cụ hái ra tiền”, nhưng trong vài năm trở lại đây The National Enquirer đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư khi vướng vào một số xì căng đan chính trị bất lợi tại một nước Mỹ đang chia rẽ. Trong vụ đầu, Pecker và người phó Dylan Howard thoát khỏi bị truy tố vì tội “vi phạm luật tài trợ vận động tranh cử” năm 2018 nhờ đạt được thoả thuận miễn truy tố.

Vai trò của hai người trong vụ “mua lại để ém nhẹm” câu chuyện tình cảm ngoài luồng giữa cựu người mẫu Playboy và ứng viên Tổng thống Trump. Họ thừa nhận làm thế là để khỏi ảnh hưởng đến uy tín của Trump, tạo thuận lợi tranh cử cho ông ta (Trump là bạn kinh doanh lâu năm của Pecker). 

Không lâu sau khi thoả thuận được tiết lộ, AMI lại vướng vào xì căng đan khác khi vào tháng 1/2019 cho xuất bản cuộc điều tra gây tranh cãi về quan hệ ngoài hôn nhân với tỉ phú Jeff Bezos, Giám đốc điều hành Amazon và hiện là chủ nhân tờ The Washington Post. Lúc đó, Bezos tố cáo Pecker và Howard âm mưu tống tiền ông bằng cách doạ công bố nhũng bức ảnh “thân mật riêng tư” họ đang có trong tay.

Những cáo buộc của Bezos đã khiến thoả thuận của họ với các công tố trong vụ trước bị “phong toả” và các nhà điều tra liên bang bắt đầu mở cuộc điều tra khác để xem thoả thuận có phải huỷ không nếu hai người phạm luật. Theo thông tin từ những người quen thân với Cohen, khi các công tố đang lấy cung từ các nhân chứng, ông ta bắt đầu nghi ngờ về “sự khôn ngoan” khi tiếp tục thủ tục mua The National Enquirer.

Tuy nhiên, khi được hỏi về thông tin này, Cohen phủ nhận cuộc điều tra đã tác động đến quyết định của ông. “Thực tế là, những lợi ích mà chúng tôi tin là sẽ nhận được từ thoả thuận mua lại tờ báo đã thay đổi quá nhiều sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhất là đà giảm sâu của lượng báo phát hành. Ngoài ra, vì Hudson News là nhà phát hành chính của AMI ở khâu bán lẻ nên thoả thuận mua lại The National Enquire sẽ bị giám sát bởi luật chống độc quyền” – ông khẳng định trong email gửi đến tờ The Washinton Post. 

“Ngoài ra, một cuộc điều tra liên bang khác cũng đang chờ The National Enquire và nguy cơ tờ báo phải chịu trách nhiệm pháp lý là hoàn toàn có thể. Đây cũng là ‘vấn đề chính’ nữa ảnh hưởng đến hoạt động chuyển nhượng. Người mua tiềm năng nào cũng phải cân nhắc kỹ” - Douglas Arthur, Giám đốc phụ trách xuất bản và quảng cáo tại Công ty nghiên cứu Huber Research nhận định.

Theo The Washington Post

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ