Phải chăng điều đó có nghĩa là các bác sĩ dễ bị lây virus SARS-CoV-2 hơn người dân bình thường?
Đối với trường hợp một số căn bệnh, các chuyên gia biết rằng, số lượng virus mà một người bị nhiễm có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến bệnh. Một ví dụ là bệnh cúm mùa. Các nghiên cứu từ năm 2015 cho thấy, lượng virus cúm được truyền cho người tình nguyện càng lớn, thì các triệu chứng bệnh càng xấu.
Virus là những hạt nhỏ. Để nhân bản, virus phải lọt được vào các tế bào của chúng ta (vật chủ). Vì vậy, rất hợp lý khi nói rằng số lượng các hạt virus ở “đầu ra” càng lớn thì lượng virus xuất hiện trong các tế bào càng nhiều. Virus nhân bản theo hàm số lũy thừa. Một tế bào đơn lẻ bị nhiễm virus có thể sản xuất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hạt virus. Điều này có nghĩa là trong trường hợp một số loại virus, chỉ một lượng nhỏ mầm bệnh cũng đủ gây lây nhiễm. Trong quá trình lây nhiễm, virus nhân bản rất nhanh và lượng virus ban đầu không còn giá trị thiết thực.
Vậy số lượng virus SARS-CoV-2 ban đầu có ảnh hưởng đến diễn biến căn bệnh? Hiện tại chúng ta chưa có câu trả lời rõ ràng. Cách tốt nhất là thực hiện các “nghiên cứu trong phòng thí nghiệm”, tức là dựa trên việc lây nhiễm có chủ đích cho những người tình nguyện nhằm nghiên cứu phản ứng của cơ thể đối với mầm bệnh. Tuy nhiên các nghiên cứu kiểu này gây ra nghi ngờ về mặt đạo đức học vì lý do độc tính của SARS-CoV-2 rất cao.
Khi một bệnh nhân bị nhiễm virus, có thể tương đối dễ dàng xác định số hạt virus được tạo ra - gọi là tải lượng virus (số lượng các mảnh hoặc các thành phần của virus trong 1 ml hoặc 1 cc máu). Các test tiêu chuẩn đối với virus SARS-CoV-2 là test số lượng. Thay cho kết quả âm tính hoặc dương tính, người ta cũng có thể nhận được các giá trị từ 0 đến 40. Giá trị này gọi là chu kỳ ngưỡng (CT). CT càng nhỏ thì lượng virus trong mẫu bệnh phẩm càng lớn. CT dưới 15 chứng tỏ nồng độ virus rất cao; còn mẫu bệnh phẩm có CT trên 35 chứa rất ít virus.
Các nhà khoa học cố gắng xác định liệu tải lượng virus cao có phải là dấu hiệu cho thấy diễn biến bệnh xấu đi hay không. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân có triệu chứng nhẹ có ít hạt virus trong cơ thể.
Tuy nhiên điều cần nhớ là số lượng hạt virus đủ để gây lây nhiễm chỉ là một yếu tố. Điều đáng chú ý hơn là cách cơ thể phản ứng với virus. Phản ứng miễn dịch đối với virus có thể có lợi cho cơ thể, nhưng cũng có thể có hại. Nếu hệ thống miễn dịch không được kích hoạt hợp lý và đầy đủ thì virus có thể nhân bản nhanh hơn. Mặt khác, nếu hệ miễn dịch hoạt động quá mức thì có thể gây hại cho các tế bào khỏe mạnh.
Thế còn các yếu tố khác như mệt mỏi hay căng thẳng thì sao? Các nghiên cứu của ĐH Pittsburgh (Mỹ) cho thấy, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm rinovirus. Chúng ta chưa biết điều tương tự có xảy ra đối với virus SARS-CoV-2 hay không, bởi vì loại virus này rất khác so vói rinovirus. Tuy nhiên có thể suy đoán, rằng cơ thể mệt mỏi dẫn tới hệ miễn dịch yếu đi, tức là nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng lên.