Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất xét tuyển vào lớp 10 năm học 2021-2022

GD&TĐ - Ngày 26/7, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có tờ trình gửi UBND TP.HCM về phương án tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2021-2022. Theo đó, Sở này đề xuất xét tuyển vào lớp 10 cả hệ thường và chuyên.

Thí sinh dự thi vào lớp 10 tại TP.HCM. Ảnh minh họa P.Nga
Thí sinh dự thi vào lớp 10 tại TP.HCM. Ảnh minh họa P.Nga

Cụ thể, tại tờ trình Sở GD-ĐT TP đưa ra 2 phương án xét tuyển.

Phương án 1

Xét tuyển vào lớp 10 chuyên: Điểm xét tuyển = Tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Ngữ văn - Toán - Ngoại ngữ + điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn đăng ký thi chuyên x 2 + điểm khuyến khích (nếu có).

Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất xét tuyển vào lớp 10 năm học 2021-2022 ảnh 1

Nếu học sinh có nhiều điểm khuyến khích thì chỉ cộng điểm cao nhất vào điểm xét tuyển.

Các học sinh không trúng tuyển lớp 10 chuyên sẽ được xét tuyển lớp không chuyên trong trường chuyên căn cứ trên tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Toán - Ngữ văn- Ngoại ngữ + điểm khuyến khích (nếu có).

Xét tuyển vào lớp 10 thường

Điểm xét tuyển = Tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 6, 7, 8, 9 của môn văn - toán - ngoại ngữ + điểm ưu tiên (nếu có).

Phương án 2

Xét tuyển vào lớp 10 chuyên

Điểm xét tuyển = Tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 6, 7, 8, 9 của môn Ngữ văn - Toán - Ngoại ngữ + điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn đăng ký thi chuyên x 2 + Điểm khuyến khích (nếu có).

Các học sinh không trúng tuyển lớp 10 chuyên sẽ được xét tuyển lớp không chuyên trong trường chuyên căn cứ trên: Tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 6, 7, 8, 9 của môn Ngữ văn - Toán - Ngoại ngữ + điểm khuyến khích (nếu có).

Xét tuyển vào lớp 10 thường

Điểm xét tuyển = Tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 6, 7, 8, 9 của môn Ngữ văn - Toán - Ngoại ngữ + điểm ưu tiên (nếu có).

Sau khi phân tích những ưu và nhược điểm của 2 phương án nêu trên, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất với UBND TP.HCM chọn Phương án 1 trong xét tuyển vào lớp 10 chuyên và lớp 10 THPT năm 2021-2022.

Lý do cách xét tuyển như phương án 1 là phù hợp với quá trình tập trung học tập các môn Ngữ văn - Toán - Ngoại ngữ trong suốt năm học lớp 9 của học sinh.

Có sự tương đồng với các môn thi như kế hoạch thi lớp 10 của các năm; đề tuyển sinh các năm có kiến thức đều nằm trong chương trình lớp 9 nên việc lựa chọn điểm số lớp 9 để xét tuyển sẽ phản ánh đúng khả năng học tập của các em.

Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng việc chọn điểm trung bình môn cả năm của môn đăng ký thi chuyên và có hệ số 2 trong điểm xét tuyển vì kết quả này phản ánh được sự đam mê, quá trình trau dồi kiến thức của môn học thế mạnh của học sinh (điểm khuyến khích dành cho học sinh đạt các kết quả tại các cuộc thi quốc tế, thành phố phản ánh được sự quyết tâm đầu tư kiến thức của bộ môn chuyên ở các học sinh thi chuyên.

Kết quả tham gia của các cuộc thi này luôn là động lực cho các em lựa chọn chương trình chuyên cấp THPT).

Hạn chế của phương án 1, theo Sở GD-ĐT TP.HCM, là có thể có sự đánh giá không toàn diện khi chỉ dựa trên điểm số của 3 môn và của năm lớp 9.

Được biết, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 tại TP.HCM có hơn 83.000 thí sinh đăng kí dự thi. Trong đó có 75.854 thí sinh dự thi lớp 10 thường, 6.485 thí sinh dự thi lớp 10 chuyên và 985 thí sinh dự thi lớp 10 tích hợp.

Theo kế hoạch ban đầu, kỳ thi diễn ra vào ngày 2 và 3/6 nhưng sau đó đã hoãn lại do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP diễn biến phức tạp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.