Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đề xuất kéo dài thời gian hoạt động của siêu thị

GD&TĐ - Sở Công thương TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đây chỉ mới là đề xuất chờ xem xét. Kéo dài thời gian hoạt động của siêu thị đến 21 giờ (thay vì 18 giờ như hiện nay) để tăng thời gian chuẩn bị nguồn hàng.

Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương. Ảnh: TTBC TP Hồ Chí Minh.
Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương. Ảnh: TTBC TP Hồ Chí Minh.

Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương cho biết về công tác cung ứng hàng hóa tại TP Hồ Chí Minh trong ngày 06/9/2021, tổng nhu cầu đăng ký đi chợ hộ trong ngày là 82.660 hộ, giảm 5,12% so với ngày hôm trước (tương đương giảm 4.465 hộ).

Ngoài các quận, huyện như Quận 3 (nhu cầu đăng ký tăng 224 hộ so với ngày hôm trước), Quận 8 (tăng 6.550 hộ), Quận 10 (tăng 122 hộ), Quận Bình Thạnh (tăng 55 hộ), huyện Hóc Môn (tăng 86 hộ) và huyện Nhà Bè (tăng 119 hộ), nhu cầu đăng ký tại các địa bàn còn lại đều giảm, do người dân còn nhiều giải pháp đi chợ thay thế, đồng thời kỳ vọng vào chính sách mở cửa có lộ trình của chính quyền Thành phố, trong đó có việc cho phép đi chợ có kiểm soát.

Thành phố hiện có 2.714 điểm cung ứng hàng hóa đang hoạt động; bao gồm 92 siêu thị, 2.100 cửa hàng tiện ích và 522 cửa hàng tạp hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.

Về đề xuất nới lỏng một số loại hình dịch vụ, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương cho biết, trên cơ sở đã tính toán trên tình hình thực tế, đảm bảo công suất hoạt động nhưng không tăng số người ra đường, không ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh.

Trong đó, kéo dài thời gian hoạt động của siêu thị đến 21 giờ (thay vì 18 giờ như hiện nay) để tăng thời gian chuẩn bị nguồn hàng.

Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đây chỉ mới là đề xuất của Sở, đang chờ UBND TP Hồ Chí Minh xem xét.

Về công tác an sinh, trong ngày 07/9/2021, Trung tâm an sinh tại các kho của MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận nhiều loại mặt hàng như rau và nhu yếu phẩm các loại như rau củ, xúc xích, muối,... của các tỉnh Lâm Đồng và các doanh nghiệp, mạnh thường quân, Ban vận động tiếp nhận và phân phối quỹ Covid-19 đặt mua 570 thùng đồ bảo hộ (22,800 bộ) trị giá hơn 6.343.000.000đ.

Hàng rau củ, muối, đồ bảo hộ được phân phối đến các F0 tại các quận huyện: 4, 7, 8, 10, Tân phú, Bình Tân, Bình chánh, Tân Bình, bệnh viện Công An Thành phố, bệnh viện dã chiến Tân Phú, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch; đồ bảo hộ được phân phối đến 26 bệnh viện dã chiến và điều trị Covid-19 trị giá 6.181.200.000đ.

Các mặt hàng nhu yếu phẩm còn lại được nhập kho Quận 7 để tiếp tục thực hiện các phần quà an sinh.

Lũy kế, từ ngày 15/8/2021 đến 07/09/2021: Tổng số túi an sinh đã chuyển quận, huyện, thành phố Thủ Đức là 1.728.375 túi (tăng 43.879 túi so với ngày 06/09/2021).

Cùng ngày, Sở Lao động- Thương Binh và Xã Hội đã tiếp nhận 12 đối tượng cơ nhỡ, lang thang xin ăn sinh sống nơi công cộng vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội (lũy kế từ 23/8/2021 đến 07/9/2021: 909 người); 10 đối tượng vào cơ sở cai nghiện ma túy (lũy kế từ ngày 23/8/2021 đến 07/9/2021: 164 người).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo dục 'mới' tại Indonesia hướng tới 4 trụ cột.

Lộ trình giáo dục mới của Indonesia

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Indonesia, ngành Giáo dục cần cải thiện 4 trụ cột để đạt được mục tiêu 'Indonesia Vàng 2045'.

Minh họa/INT

Bản cam kết ở Làng Nủ

GD&TĐ - Thầy Nguyễn Xuân Khang được biết đến là người thầy đầu tiên đã nhận nuôi toàn bộ số cháu nhỏ còn sống sót sau trận lũ quét ở Làng Nủ hôm 10/9/2024.