Sở ATTP TPHCM: Tiếp tục đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

GD&TĐ - Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến hết ngày 15/5.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến hết ngày 15/5.

Đây là một trong những mục tiêu được nêu ra tại Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024, ngày 17/4 với chủ đề “Tiếp tục đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Sự kiện đã thu hút gần 300 đại biểu tham dự.

Phát biểu tại lễ phát động, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM cho biết, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến hết ngày 15/5 nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Theo bà Lan, mục tiêu là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM.

Để thực hiện các mục tiêu, bà Lan cho biết sẽ tập trung tất cả các ngành, các cấp vào 3 mảng hoạt động chính, gồm:

Thứ nhất là tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các ngành các cấp. Theo đó, các đội kiểm tra an toàn thực phẩm của Sở ATTP; lực lượng thanh kiểm tra liên ngành của các quận, huyện, phường, xã; các lực lượng của các công an kinh tế và cảnh sát môi trường và quản lý thị trường tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đặc biệt là thanh kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm.

Thứ hai là tiến hành phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm. Trong đó, công tác phòng ngừa chính là lưu ý tới những vấn đề về thức ăn tập thể, căn tin trong trường học, công ty, bệnh viện, doanh nghiệp, khu chế xuất; những nơi tập trung bữa ăn đông người; Tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất.

Thứ ba là tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, trong đó có cả người tiêu dùng và người hành nghề (người tham gia sản xuất thực phẩm – PV). Nâng cao ý thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm; phải nhấn mạnh vấn đề an toàn thực phẩm chính là tự lo cho mình và gia đình chứ không phải công việc của riêng ai.

Theo Giám đốc Sở ATTP TPHCM, Tháng hành động nhưng không có nghĩa chúng ta chỉ tập trung vào tháng này mà công tác đảm bảo an toàn thực phẩm là công tác thường xuyên, liên tục suốt năm, từ đợt này sang đợt khác.

Vì thế, Giám đốc Sở ATTP TPHCM kêu gọi mỗi người dân hãy ủng hộ cho công tác an toàn thực phẩm bằng cách lựa chọn các thực phẩm có xuất xứ rõ ràng, được kinh doanh ở các cơ sở hợp pháp, không mua trôi nổi; biết cách chế biến, sử dụng và bảo quản đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, để Tháng hành động đi vào thực tiễn, đem lại hiệu quả cao, ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhận định, TPHCM cần lưu ý việc chuyển đổi phương thức sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, đặc biệt hình thức kinh doanh online.

Ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)
Ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)

Theo ông Long, kinh doanh online là hình thức kinh doanh ngày càng phổ biến, lượng hàng kinh doanh qua hình thức này trong đó có thực phẩm, ngày càng tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn và thực phẩm giả, thực phẩm nhái, thực phẩm kém chất lượng.

“Vì vậy, các biện pháp kiểm soát đối với loại hình kinh doanh này cần được quan tâm và thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, cần đặc biệt lưu ý vấn đề ATTP trong và xung quanh các trường học, thậm chí nghi ngờ có thực phẩm chứa ma túy được bán xung quanh các trường học gây ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh, gây bức xúc trong dư luận xã hội”, ông Long cho hay.

Ông Long nhấn mạnh, Ban chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm TPHCM cần có những chỉ đạo sát sao về nâng cao vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền trong quản lý ATTP, đồng thời tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm vai trò của những người sản xuất kinh doanh thực phẩm và của cả người tiêu dùng và nâng cao việc phối hợp liên ngành, đặc biệt là sự phối hợp của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể trong việc giám sát, phát hiện những hành vi trái pháp luật về ATTP.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...