Tuy nhiên, ám ảnh về điện thoại viền màn hình siêu mỏng (less-bezel) có bị thổi phồng quá mức, hay là điều mong ước hợp lý?
Viền màn hình là gì?
Một cách đơn giản, viền màn hình là khu vực bao quanh màn hình của điện thoại. Hãy nhìn vào chiếc màn hình smartphone của bạn, bạn sẽ nhìn thấy một đường biên giới bao quanh màn hình thực, đó chính là viền màn hình (BEZEL).
Viền màn hình vốn chủ yếu được làm bằng nhựa, tuy nhiên khi công nghệ ngày càng tiến hoá, viền màn hình cũng có thể được làm bằng kim loại, hay gương hay thậm chí là gỗ. Song mọi người bắt đầu nhận thấy viền màn hình thật lãng phí, tại sao nó lại vẫn còn tồn tại, tại sao viền màn hình lại lớn như thế và nó có lợi ích gì?
Smartphone không có viền màn hình đẹp hay không đẹp?
Một số người thấy rằng lợi ích của smartphone màn hình sát cạnh (còn gọi là không có viền màn hình hoặc viền màn hình siêu mỏng) là đẹp. Thiết bị trông sẽ lung linh hơn, thoáng mắt hơn, giảm độ viền của màn hình cũng giúp diện tích màn hình được giải phóng nhiều hơn. Và một lợi ích khác của màn hình sát cạnh là trọng lượng. Nó giúp điện thoại nhẹ hơn. Với những nhà sản xuất đang cố gắng làm cho sản phẩm của họ nhẹ nhất có thể thì màn hình sát cạnh là một lựa chọn rất hữu ích.
Về vấn đề thẩm mỹ, lại có ý kiến cho rằng viền màn hình không chỉ giúp dễ điều khiển màn hình cảm ứng hơn, mà nó còn làm cho màn hình trông đẹp hơn. Hãy tự hỏi vì sao bức tranh trông đẹp hơn khi ở trong khung?
Câu trả lời là chiếc khung như một đường viền, đường biên giới giữa bức tranh và cảnh nền xung quanh, nó giúp bức tranh tách biệt hẳn với bên ngoài, và giúp chúng ta tập trung hơn vào bức tranh. Viền màn hình cũng như chiếc khung của bức tranh vậy, nó giúp não bộ của chúng ta tập trung dễ dàng hơn vào những gì hiện ra trên màn hình điện thoại, hay ít nhất về lý thuyết cũng là như vậy.
Do đó, việc loại bỏ viền màn hình có vẻ là một thay đổi to lớn trong thiết kế smartphone. Hơn nữa, một chiếc smartphone viền màn hình siêu mỏng không phải là không thể sản xuất. Vấn đề là, các công ty phải đảm bảo màn hình cảm ứng sẽ không bị "điều khiển lung tung" khi ngón tay vô tình chạm vào như ở tình huống kể trên.
Viền màn hình có ích lợi gì?
Một lý luận bảo vệ vững chắc cho những người vẫn thích smartphone có viền màn hình đó là viền màn hình rất cần thiết cho điện thoại, nó giúp bảo vệ màn hình khi điện thoại vô tình bị đánh rơi.
Tuy nhiên, nhờ sự tiến hoá của thế giới công nghệ, nguy cơ màn hình bị vỡ ngày càng ít đi và gần như sẽ trở thành chuyện quá khứ. Các nhà sản xuất lớn như Samsung và LG đã lên kế hoạch về loại màn hình dẻo từ cuối năm ngoái.
Màn hình dẻo sẽ có thể chịu đựng bất cứ tác động nào lên màn hình khi điện thoại bị rơi. Ngoài ra, với công nghệ Gorilla-Glass giúp cải thiện màn hình, dường như smartphone viền màn hình siêu mỏng, hay smartphone có màn hình sát cạnh, sắp trở thành đại chúng.
Theo PhoneArena, viền màn hình còn giúp cho màn hình cảm ứng dễ sử dụng hơn. Nếu vẫn chưa chắc chắn về điều này, bạn có thể kiểm nghiệm bằng cách đơn giản sau: lấy một chiếc smartphone và cầm nó trong một tay.
Giờ hãy thử chạm vào màn hình ở phần cạnh đối diện với ngón cái của bạn. Điều xảy ra có thể là phần dưới ngón cái sẽ chạm hoặc thực sự rất gần với phần viền của thiết bị. Và nếu đó là màn hình cảm ứng siêu nhạy, chiếc smartphone của bạn sẽ rất khó điều khiển.
Viền càng mỏng màn hình càng dễ vỡ
Các nhà sản xuất đang chạy đua nhằm xoá bỏ viền màn hình, cũng như họ đang nỗ lực bằng mọi cách để smartphone trở nên mỏng hơn. Hiện nay, LG và Samsung đang dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh về viền màn hình siêu mỏng.
Enter CrucialTec, một nhà sản xuất panel cảm ứng và cảm biến vân tay Hàn Quốc, đang chuẩn bị tung ra công nghệ màn hình mới rất có thể sẽ mở ra kỷ nguyên đầy hứa hẹn của smartphone viền màn hình siêu mỏng.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, viền màn hình mang lại những lợi ích nhất định cho smartphone. Và tất nhiên, nếu viền màn hình ngày càng mỏng hơn, hay thậm chí smartphone sẽ không còn viền màn hình nữa, thì smartphone sẽ mất đi những lợi ích của viền màn hình.
Mặc dù nói rằng công nghệ ngày càng tiến hoá và nguy cơ vỡ màn hình ngày càng ít đi song rõ ràng smartphone hiện nay vẫn có khả năng bị rơi và vỡ màn hình. Và viền màn hình càng mỏng, khả năng màn hình smartphone bị vỡ càng cao.
Theo trang Android Authority, họ đã thử nghiệm và nhận thấy tất cả những smartphone có viền màn hình mỏng đều rất yếu. Trong các thử nghiệm thả rơi smartphone, những thiết bị như LG G2, LG G Flex và Samsung Galaxy Note 3 không trụ được tốt. Tất cả đều bị vỡ và một số trường hợp, màn hình còn bị hỏng. Những thiết bị này đều có viền màn hình rất mỏng, đặc biệt ở cạnh trái và phải của điện thoại.
Trong khi đó, nếu nhìn vào những thiết bị như Xperia Z2 và HTC One M8, những thiết bị có viền màn hình lớn hơn, bạn có thể nhận ra sự khác biệt.
Vì sao xu hướng này vẫn tiếp tục?
Chúng ta không nên chỉ trích điều gì mà không cố gắng tìm một vài giải pháp khả thi cho nó. Smartphone viền màn hình siêu mỏng cũng như thế. Liệu chúng ta có nên tìm đến giải pháp là "đeo bao" cho smartphone, như thế sẽ bảo vệ máy tốt hơn, giảm rủi ro bị vỡ màn hình?
Nhưng, như thế thì có gì tốt khi một chiếc điện thoại siêu mỏng, đẹp lại nằm trong một chiếc bao. Vì thế, giải pháp có thể nằm ở chất liệu của smartphone. Thiết kế và chất liệu kết hợp với nhau có thể làm nên sự khác biệt lớn cho smartphone, cả về trọng lượng, kích thước và độ bền.
Hiện nay, hầu hết máy bay hiện đại đều được xây dựng bằng loại vật liệu composite, để tạo ra sản phẩm mạnh mẽ hơn. Với điện thoại, các nhà sản xuất cũng bắt đầu dùng nhiều chất liệu composite, bao gồm cả nhựa gia cố.
Thiết kế nhựa/kim loại của LG G3 hay nắp lưng sợi kevlar của Droid Razr là những bằng chứng của vật liệu composite. Chúng ta cần tìm ra sự cân bằng giữa độ bền, tính thẩm mỹ, thiết kế và chất lượng sản phẩm.
Đã đến lúc các nhà sản xuất hoặc là phải tìm ra giải pháp hoặc ngừng ngay việc làm cho những chiếc smartphone trở nên mỏng manh, dễ vỡ hơn.