Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TPHCM đạt giải Nhất chung kết cuộc thi EPICS

GD&TĐ - Nhóm dự án của sinh viên Trường ĐH công nghiệp TPHCM đã vinh dự đạt giải Nhất cuộc thi Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng.

Thí sinh thuyết trình dự án của đội mình.
Thí sinh thuyết trình dự án của đội mình.

Ngày 25/1, đã diễn ra Chung kết cuộc thi Dự án Kỹ thuật Phục vụ Cộng đồng (EPICS) tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TPHCM).

Vượt qua các ứng viên khác, các đội sinh viên đến từ Trường: ĐH Công nghiệp TPHCM và ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã giành giải thưởng cao nhất tại cuộc thi Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng,...

Theo đó, 19 đội sinh viên đến từ các trường ĐH kĩ thuật của TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hà Nội đã tụ hội tranh tài những hạng mục giải thưởng trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Sự kiện sẽ bắt đầu với phần trình bày nhanh cho các giám khảo để đánh giá sơ bộ các đội, sau đó sẽ đến phần thi thuyết trình.

Ban tổ chức trao giải cho đội đạt giải nhất.

Ban tổ chức trao giải cho đội đạt giải nhất.

Kết quả chung cuộc: Giải nhất thuộc về Đội tuyển đến từ Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM với sáng kiến nhằm giải quyết trạng thái tinh thần căng thẳng do thời tiết nắng nóng và say nắng do biến đổi khí hậu. Sản phẩm ‘Đai làm mát thông minh’ của nhóm có thể tích hợp với áo khoác đồng phục, đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho người lao động ngoài trời. Đây là một giải pháp đáng khích lệ, đặt trọng tâm vào việc giải quyết những thách thức cấp bách và đề cao phúc lợi con người trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu.

Giải Nhì thuộc về Đội tuyển đến từ trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng (thuộc ĐH Đà Nẵng) với dự án “Máy sục khí Ozone” đầy triển vọng trong việc xử lý tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở sông Phú Lộc; Giải ba thuộc về Đội tuyển đến từ Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng (thuộc ĐH Đà Nẵng) với sáng kiến giải quyết những thách thức của dân số già.

Ban tổ chức trao giải cho đội đạt giải nhì.

Ban tổ chức trao giải cho đội đạt giải nhì.

Được biết, EPICS là mô hình học tập thực tiễn được công nhận quốc tế, trong đó các đội tuyển sinh viên sẽ hợp tác với một tổ chức cộng đồng để thiết kế, xây dựng và triển khai các hệ thống nhằm giải quyết vấn đề xã hội. Trong thời gian học tập liên tục kéo dài 5 tháng, chương trình sẽ hướng dẫn các nhóm sinh viên thực hiện các quy trình đổi mới thiết kế, quản lý nhóm, thử nghiệm, và thuyết trình bằng tiếng Anh chuyên ngành. Các dự án EPICS trải rộng trên cơ sở tìm giải pháp cho những thách thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người, năng lượng, bền vững và nhiều lĩnh vực khác.

Là đơn vị tích cực hỗ trợ sinh viên kỹ thuật trên khắp Việt Nam, xuyên suốt 7 năm hợp tác giữa Đại học Bang Arizona, Hoa Kỳ (ASU) và Dow trong khuôn khổ Chương trình STEM, Dow Việt Nam đã đầu tư hơn 250.000 đô la Mỹ, mang đến hơn 1,400 cơ hội cho sinh viên kiến tạo đổi mới xã hội thông qua giải pháp kỹ thuật, khuyến khích sự tự tin và nâng cao năng lực.

Phần trình bày của Đội 4 đến từ Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng

Phần trình bày của Đội 4 đến từ Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng

Bà Nguyễn Xuân Kim Phượng, Tổng giám đốc công ty Dow Việt Nam cho biết: “Là công ty khoa học vật liệu và cung cấp giải pháp, chúng tôi rất vui mừng hỗ trợ các em sinh viên và giảng viên đại học, và còn hơn thế nữa khi chứng kiến các em đã nhận thức được những vấn đề xã hội và môi trường mà người dân và cộng đồng đang phải đối mặt hàng ngày và sau đó phát triển giải pháp đổi mới sáng tạo để giải quyết những vấn đề ấy. Với tinh thần đó, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng Chương trình STEM này sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ giải quyết thách thức toàn cầu ngày mai.”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khôi phục mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ 3D.

Khôi phục mô hình 3D mộc bản triều Nguyễn

GD&TĐ - Các mô hình học máy sau khi được huấn luyện sẽ học cách xây dựng các mô hình 3D mộc bản bị mất từ bản in 2D đang được lưu trữ, để phục dựng lại.