Sáp nhập trường học thuộc Bộ Nội vụ:

Sinh viên thụ hưởng nhiều hơn trong học tập và nghiên cứu

GD&TĐ - Sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc gia đồng nghĩa tăng thêm đội ngũ nhà giáo có học hàm, học vị và kinh nghiệm.

Một góc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhìn từ trên cao.
Một góc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhìn từ trên cao.

Tuy nhiên, thời gian sáp nhập không phải từ 15/9 như một số báo thông tin.

Đảm bảo quyền lợi của sinh viên

PGS.TS Nguyễn Bá Chiến - Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội - cho biết: Trong xu thế đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết luận chỉ đạo xây dựng Đề án sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc gia.

Qua đó nhằm mở rộng quy mô, tăng cường nguồn lực, tiết kiệm chi tiêu và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, đồng thời tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn… Do đó, việc sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc gia không ảnh hưởng đến kế hoạch, việc học tập của sinh viên.

PGS.TS Nguyễn Bá Chiến - Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Bá Chiến - Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Nhấn mạnh, nhà trường chính thức sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc gia sau khi có Quyết định phê duyệt Đề án của cấp có thẩm quyền, PGS.TS Nguyễn Bá Chiến đồng thời chia sẻ: Cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường đã sẵn sàng bước sang một trang sử mới của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học khi nhà trường sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc gia.

“Sinh viên và các bậc phụ huynh yên tâm về ngành đào tạo mà các em đang theo học. Khi sáp nhập trường vào học viện, sẽ có thêm đội ngũ thầy, cô giáo với học hàm, học vị và kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở học viện để tham gia đào tạo, truyền đạt kiến thức, kỹ năng...”, PGS.TS Nguyễn Bá Chiến nhấn mạnh.

Đồng thời, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho sinh viên, bao gồm cả các em khóa mới chuẩn bị nhập trường. Ngoài ra, sau khi sáp nhập, các em sẽ được thụ hưởng cơ sở vật chất của Học viện Hành chính Quốc gia phục vụ học tập, nghiên cứu.

Phát huy thế mạnh

Là giảng viên lâu năm của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, TS Trương Quốc Việt - Phó Trưởng khoa Hành chính học - cho biết chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu Đề án sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc gia cách đây hơn một năm.

TS Trương Quốc Việt cho rằng, đây là chủ trương đúng của Đảng, Chính phủ, trong thực hiện Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

“Tôi luôn tự hào về bề dày truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chất lượng đào tạo đại học, cao học ngày càng nâng cao, trở thành lựa chọn tin cậy của thí sinh và xã hội. Vì vậy, đón nhận thông tin sáp nhập trường vào Học viện Hành chính Quốc gia là cơ hội tốt để cộng hưởng sức mạnh đào tạo của nhà trường...”, TS Trương Quốc Việt chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh: Với vị thế đặc biệt trong bồi dưỡng cán bộ, công chức và đào tạo sau đại học của Học viện Hành chính Quốc gia, sau sáp nhập sẽ phát huy thế mạnh của cả hai đơn vị.

Trước thông tin sáp nhập trường, em Ngần Thị Hoài Thương - Khoa Quản trị nhân lực 19A (Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) - bày tỏ, sau khi có thông tin sáp nhập, các hoạt động học tập của chúng em vẫn diễn ra bình thường. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên.

Đồng thời, Ngần Thị Hoài Thương cũng mong muốn, sau khi sáp nhập, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiếp tục được quan tâm để sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và phát triển.

Về định hướng cho năm học mới 2022 - 2023, PGS.TS Nguyễn Bá Chiến - Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội - trao đổi, sau khi sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc gia sẽ tạo động lực mới để nâng cao vị thế chính trị, pháp lý của hai đơn vị.

“Theo tinh thần của dự thảo Đề án sáp nhập, đơn vị thành lập mới sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt của Chính phủ và Bộ chủ quản. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng các ngành nghề (trình độ đại học và sau đại học) cho ngành Nội vụ, nền công vụ và xã hội. Ngoài ra, bổ sung cán bộ nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý Nhà nước của Chính phủ, Bộ Nội vụ và nhu cầu của xã hội...”, PGS.TS Nguyễn Bá Chiến nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.