Nuôi dưỡng mạch nguồn dân tộc
Em Bùi Ngọc Trà, sinh viên Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, cùng với kiến thức, kỹ năng phục vụ nghề nghiệp tương lai, em được trang bị tri thức về vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Bản thân là người theo Phật giáo, Trà luôn trân trọng tôn giáo của mình. Trước đây, em cảm thấy vấn đề dân tộc, tôn giáo có tính nhạy cảm và ít được tiếp cận khi học ở các bậc học phổ thông. Qua quá trình học các môn liên quan về vấn đề này, Trà hiểu được mỗi dân tộc và tôn giáo đều có đặc trưng, sắc thái văn hóa riêng biệt góp phần làm nên sự đặc sắc, sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.
Đồng thời, em có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn trong nhận thức và cách hành xử; hiểu được Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc.
Em Chu Ngọc Diệp, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội. |
“Khi được học về vấn đề dân tộc, tôn giáo, em hoàn toàn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bởi vậy, thay vì ngại ngùng hoặc rụt rè, em tự tin thể hiện là người theo Phật giáo. Tự nhủ bản thân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa tôn giáo hướng đến xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước vững bền”, Trà bày tỏ.
Tiếp cận với vấn đề dân tộc, tôn giáo qua các môn học như Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, em Chu Ngọc Diệp, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội nhận định, kiến thức về vấn đề này vô cùng đa dạng và gắn liền với đời sống xã hội của con người, với dòng chảy lịch sử của các dân tộc, quốc gia. Đây cũng là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn giúp các bạn trẻ như Diệp hiểu về cội nguồn, bản sắc, giá trị văn hóa của cộng đồng, dân tộc mình.
Diệp cho biết, em được rèn luyện quan điểm, lý luận và lập trường chính trị vững vàng về vấn đề này. Do vậy, em có thể tự tin phân tích, giải thích cho một số bộ phận có cái nhìn tiêu cực, định kiến về dân tộc, tôn giáo. Đặc biệt, giúp họ hiểu, dù dân tộc nào hay theo tôn giáo nào, tất cả đều được tôn trọng và cần sống đạo đức, tuân thủ pháp luật. Qua đó, góp phần gắn kết con người với con người, dân tộc với dân tộc, thúc đẩy sự chung sống hài hòa, bình đẳng giữa các tôn giáo. Từ đó, khơi dậy và phát huy giá trị đạo đức, bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc, tôn giáo.
“Các dân tộc, tôn giáo chính đáng đều mang những giá trị văn hóa gắn với đặc trưng của dân tộc, tôn giáo đó. Để nuôi dưỡng, bảo tồn và không ngừng phát huy những giá trị ấy, không chỉ riêng cá nhân mà tất cả người dân đều phải đồng lòng, biết sống “tốt đời, đẹp đạo”. Bên cạnh đó, cần tỉnh táo, kiên định, tránh bị xa vào những thông tin mang tính chủ quan, quy chụp hoặc hoạt động mê tín dị đoan...”, Diệp chia sẻ.
Ngọc Diệp cho biết, em được rèn luyện quan điểm, lý luận chính trị vững vàng và có thể tự tin phân tích, giải thích cho một số bộ phận có cái nhìn tiêu cực, định kiến về tôn giáo. Đặc biệt, giúp họ hiểu, tôn giáo nào không quan trọng, hơn cả là sống đạo đức và đúng pháp luật. Qua đó, góp phần gắn kết con người với con người, khơi dậy và phát huy giá trị đạo đức, văn hóa, bản sắc đa dạng của các dân tộc và tôn giáo.
“Tất cả các dân tộc, tôn giáo chính thống đều mang giá trị tốt đẹp riêng biệt. Để bảo tồn những giá trị ấy, không riêng cá nhân nào mà tất cả người dân đều phải lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc, tôn giáo theo hướng tích cực để xây dựng xã hội hài hòa, biết sống “tốt đời, đẹp đạo”. Bên cạnh đó, tỉnh táo, kiên định trước những thông tin mang tính chủ quan, quy chụp hay hoạt động mê tín dị đoan...” Diệp chia sẻ.
Gắn kết cộng đồng
Vũ Thị Hải – sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải |
Nhờ những bài học về vấn đề dân tộc, tôn giáo, Vũ Thị Hải – sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải dễ dàng hòa nhập với bạn bè và đồng nghiệp, tự tin sáng tạo trong học tập, làm thêm cũng như lập nghiệp sau này.
“Theo gia đình đến nhà thờ từ nhỏ, em nắm rõ kiến thức, phong tục tập quán của người Công giáo nhưng ít quan tâm đến tôn giáo khác cũng như ít tìm hiểu đời sống của các dân tộc gắn với tôn giáo nào. Lên đại học, khi học về dân tộc, tôn giáo, những “lỗ hổng” về nhận thức của em dần được trang bị đầy đủ, phong phú hơn. Em cảm thấy, sự đa dạng và nhân văn của các dân tộc, tôn giáo chính đáng sẽ mang lại giá trị tích cực cho xã hội, thúc đẩy con người hướng đến Chân – Thiện - Mỹ.
Thời gian tới, em muốn được tìm hiểu sâu hơn về câu chuyện thực tế của các các dân tộc, tôn giáo khác nhau trên thế giới gắn với dòng chảy thời sự. Mong nhà trường tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, cộng đồng về vấn đề này để sinh viên có cơ hội mở rộng hiểu biết, thêm nhiều trải nghiệm, gắn kết yêu thương” Hải tâm sự.
Em Hồ Văn Đôi, sinh viên Học viện Dân tộc. |
Ngoài học tập trên lớp, em Hồ Văn Đôi, sinh viên Học viện Dân tộc thường xuyên đọc thêm sách, báo để trau dồi kiến thức về các dân tộc, tôn giáo của nước mình và các nước bạn.
Đôi cho biết, em nhận thức sâu sắc rằng, giáo dục về vấn đề dân tộc, tôn giáo trong trường đại học vô cùng quan trọng, giúp sinh viên hiểu biết toàn diện về dân tộc, tôn giáo của đất nước mình cũng như của nhân loại. Đồng thời, có lập trường kiên định trước thông tin xấu, độc hoặc không chính xác gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc.
“Hiện nay, xuất hiện không ít đối tượng xấu loan truyền thông tin tiêu cực, bóp méo sự thật, “đổi trắng, thay đen”, xuyên tạc vấn đề dân tộc và tôn giáo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của một bộ phận người dân. Do vậy, lớp trẻ như em có trách nhiệm thúc đẩy phát triển đời sống xã hội hài hòa trên cơ sở tôn trọng, tiếp nối, trao truyền và phát huy giá trị, bản sắc đa dạng của các dân tộc và tôn giáo”, Đôi chia sẻ.
Là người con của dân tộc Tà Ôi (tỉnh Thừa Thiên – Huế), Đôi cho biết sau tốt nghiệp đại học, em sẽ trở về quê, hy vọng góp sức cùng với chính quyền giúp đỡ bà con đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống gắn với ý thức bảo vệ gìn giữ giá trị văn hóa, tôn giáo của dân tộc mình.
Tính đến năm 2023, Việt Nam có 54 dân tộc anh em với trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha'i,...
Trong đó, Phật giáo chiếm số lượng nhiều nhất với trên 14 triệu tín đồ và 18.544 cơ sở thờ tự vào năm 2021. Công giáo có trên 7 triệu người theo và 7.771 cơ sở thờ tự. Đạo Tin Lành và đạo Cao Đài lần lượt xếp thứ ba và thứ tư về số lượng tín đồ. Với sự đa dạng dân tộc, tôn giáo, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc, tôn giáo chung sống hài hòa, phát triển dựa trên cơ sở tôn trọng, đa dạng văn hóa tôn giáo của từng dân tộc và tuân thủ pháp luật.