Sinh viên sáng tạo ATM quần áo cũ

GD&TĐ - Nhóm sinh viên tại TPHCM đã xây dựng ATM Clothing - Xử lý quần áo cũ dư thừa đem lại nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Sinh viên sáng tạo ATM quần áo cũ

Quần áo cũ bỏ đi, nhóm sinh viên đã ứng dụng AI để thiết kế sản phẩm, tái chế nguyên liệu và xây dựng nền tảng thương mại điện tử, tạo cộng đồng tham gia trao đổi, sử dụng.

Làm mới quần áo cũ

Nhóm sinh viên gồm Nguyễn Thị Vân, Trần Duy Khương, Lê Nguyễn Ngọc Khánh, Võ Ngọc Cẩm, đến từ nhiều trường đại học khác nhau tại TPHCM đã xây dựng ATM Clothing - Xử lý quần áo cũ dư thừa đem lại nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Trưởng nhóm Nguyễn Thị Vân (Trường Đại học Ngân hàng TPHCM) chia sẻ, việc chạy theo những mẫu mã mới nhất của ngành thời trang nhanh đã dẫn đến việc tồn đọng các bãi rác khổng lồ.

Không chỉ riêng tại Việt Nam mà trên khắp thế giới đều đã và đang có những bãi rác quần áo đồ sộ như vậy mà không được xử lý một cách triệt để. Điều đó gây nên ô nhiễm môi trường cực kỳ nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau. Đồng thời gây ra lãng phí nguồn tài nguyên, phí phạm nguyên vật liệu.

Dự án ATM Clothing ra đời với sứ mệnh bảo vệ môi trường tránh những tác hại của ngành công nghiệp thời trang nhanh, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu từ những sản phẩm thời trang cũ, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác hại to lớn của thời trang nhanh đến chính môi trường sống của chúng ta.

Dự án giải quyết vấn đề việc làm cho một phần những người yếu thế hơn trong cuộc sống, những nhân công may gặp khó khăn giúp họ có thêm thu nhập, có cơ hội hòa nhập với cộng đồng.

Dự án ATM Clothing đã được thành lập vào tháng 5/2022 với mục tiêu cho những bộ quần áo cũ nhiều vòng đời nhất có thể, lan tỏa những giá trị về cách xử dụng bền vững. Mang đến cho khách hàng, môi trường, xã hội những điều tốt đẹp, những lối sống xanh được lan truyền rộng rãi. Đồng thời, những người yếu thế hơn có cơ hội để phát triển, được sống và đối xử như những người bình thường.

Theo trưởng nhóm Nguyễn Thị Vân, ATM Clothing bán sản phẩm tái chế từ đồ cũ như quần áo, váy, phụ kiện, túi xách, văn phòng phẩm… Những quần áo cũ thu gom được qua quá trình xử lý sẽ được thiết kế riêng để cho ra những sản phẩm có mẫu mã độc lạ, đẹp mắt và hữu dụng hơn.

Quy trình được thực hiện gồm tổng hợp những bộ quần áo mà khách hàng không dùng tới, kiểm tra chất lượng sản phẩm và khử khuẩn các sản phẩm đạt yêu cầu, sau đó nhóm tiến hành phân loại sản phẩm.

Sản phẩm sẽ được xử lý phân chia để một phần cho tặng những đối tượng khó khăn và tái chế để bán lại sau đó trích phần trăm gây quỹ ủng hộ các trẻ em khó khăn. Sản phẩm sau tái chế được chụp hình đăng bán ở web/ app/ các sàn thương mại điện tử/ trang mạng xã hội.

Sản phẩm tái chế từ quần áo cũ và các mẫu thiết kế từ gợi ý của AI.
Sản phẩm tái chế từ quần áo cũ và các mẫu thiết kế từ gợi ý của AI.

Dùng AI tạo sản phẩm tái chế đẹp mắt

Nhóm sinh viên cho biết, để tạo ra các sản phẩm có tính thẩm mĩ cao từ quần áo cũ, nhóm sử dụng trí tuệ nhân tạo AI vào quá trình thiết kế sản phẩm, tái chế nguyên liệu và xây dựng nền tảng thương mại điện tử để tạo cộng đồng.

Theo đó, từ mẫu sản phẩm có sẵn, nhóm sử dụng AI gợi ý thiết kế rồi chọn ra mẫu phù hợp nhất. Khâu cuối, thợ may sẽ là người chỉnh sửa lại theo thiết kế để đưa sản phẩm vào giao dịch.

Ngoài ra, dự án kết hợp cùng các viện mồ côi, các mái ấm để giúp các các em nhỏ từ 15 - 17 tuổi có cơ hội học thêm kỹ năng may vá và có thêm thu nhập. Nguồn nhân lực ở khâu may vá thì ATM Clothing dự định sẽ kết hợp cùng các các cô/ chú thợ may trung tuổi (35 - 45) may vá tự do, các cô bị khuyết tật trong hội may mặc người khuyết tật… đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm trang trải cuộc sống.

Giai đoạn đầu, dự án tập trung chủ yếu vào sinh viên ở TPHCM. Theo thống kê, TPHCM hiện có gần 50 trường đại học với khoảng 600.000 sinh viên. Đây là tệp khách hàng trẻ có nhu cầu cao về thời trang, thường xuyên mua quần áo có mẫu mã mới nhất nhưng chỉ sử dụng một vài lần, sau đó lại bỏ xó đầy trong tủ mà không có cách giải quyết, quyết định mua hàng ảnh hưởng bởi những người nổi tiếng…

Tệp khách hàng này ưa chuộng sự khác biệt, độc đáo, sáng tạo và luôn mong muốn những điều mới mẻ, phá cách. Hơn nữa, xu hướng sống xanh và theo đuổi thời trang bền vững đang được tệp khách hàng này đón nhận tích cực.

Theo nhóm sinh viên, thị trường tiềm năng là thế, tuy nhiên dự án vẫn tồn tại rào cản và những khó khăn nhất định. Hiện có nhiều đơn vị cũng áp dụng mô hình thanh lý/bán/ký gửi đồ cũ, trong khi quá trình tạo ra sản phẩm mới từ đồ cũ tốn khá nhiều thời gian.

Để có lối đi riêng, nhóm cố gắng tạo ra những sản phẩm mang phong cách cá biệt, độc đáo, mẫu mã độc lạ, có thêm dịch vụ khách hàng để có thể đáp ứng nhu cầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.