Sinh viên quốc tế 'gánh đỡ' nền kinh tế Estonia

GD&TĐ - Theo Cơ quan Thống kê Estonia, sinh viên, cử nhân quốc tế đóng góp 22,4 triệu euro cho nền kinh tế đất nước vào năm học 2021 - 2022.

Giáo dục quốc tế đóng góp cho nền kinh tế Estonia.
Giáo dục quốc tế đóng góp cho nền kinh tế Estonia.

Theo Cơ quan Thống kê Estonia, sinh viên, cử nhân quốc tế đóng góp 22,4 triệu euro cho nền kinh tế đất nước vào năm học 2021 - 2022, tăng hơn gấp đôi so với năm 2019.

Cụ thể, sinh viên quốc tế đã đóng góp 9,4 triệu euro thuế xã hội, 4,6 triệu euro thuế thu nhập trong khi cử nhân quốc tế ở lại làm việc tại Estonia đóng góp 8,4 triệu euro thuế lao động.

Kết quả này ghi nhận Estonia đã thành công trong việc giữ chân sinh viên quốc tế và nâng danh tiếng của đất nước trong thị trường quốc tế.

Ông Eero Loonurm, người đứng đầu chương trình Nghiên cứu Giáo dục và Thanh niên Estonia, cho biết: “Một trong những mục tiêu hoạt động của chúng tôi là tăng số lượng sinh viên quốc tế ở lại Estonia làm việc sau khi tốt nghiệp và cống hiến kiến thức cho thị trường lao động Estonia”.

Đối với sinh viên quốc tế, các ngành học phổ biến tại Estonia gồm công nghệ thông tin và truyền thông, kỹ thuật, sản xuất, xây dựng, kinh doanh, quản trị và luật... Trong đó, 3/4 sinh viên quốc tế theo học ngành Công nghệ thông tin quốc tế và bắt đầu làm việc tại Estonia trong quá trình học.

Trong những năm gần đây, Estonia nổi lên là một trong những điểm đến du học tại châu Âu bởi chi phí, chất lượng giáo dục. Đặc biệt, đất nước nhỏ bé này rất đầu tư cho công nghệ thông tin trong giáo dục.

Theo The Pie

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nếu cha mẹ hơi tức giận, họ vẫn nên đến bên con, giúp con dừng việc đang làm, nhìn con và nói những điều con muốn nghe bằng giọng nhẹ nhàng. (Ảnh: ITN).

6 lý do khiến trẻ không vâng lời

GD&TĐ - Theo nghiên cứu, những đứa trẻ không vâng lời thường có xu hướng quyết đoán hơn, năng động hơn trong tư duy, sáng tạo hơn những đứa trẻ ngoan ngoãn.

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.