Sinh viên Khmer 'giữ lửa' nghệ thuật sân khấu Dù Kê Nam bộ

GD&TĐ - Bên cạnh những nghệ sĩ lớn, những nghệ nhân, có một lớp thế hệ trẻ người Khmer ngày đêm miệt mài “giữ lửa” nghệ thuật Sân khấu Dù Kê Khmer Nam Bộ

Sinh viên Khmer, “giữ lửa” nghệ thuật Sân khấu Dù Kê Nam bộ.
Sinh viên Khmer, “giữ lửa” nghệ thuật Sân khấu Dù Kê Nam bộ.

Nằm ở vùng lõi của miền Tây Nam Bộ, Trường ĐH Trà Vinh được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ trọng điểm quốc gia về đào tạo nhân lực ngành Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa - xã hội ở khu vực. Trường đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn những di sản văn hóa đặc sắc của người Khmer.

“Giữ lửa” cho sân khấu Dù Kê

Hát Dù Kê là kịch hát truyền thống của nghệ thuật sân khấu hát và múa của dân tộc Khmer, kết hợp ca hát và nhảy múa và là "một ban hòa tấu của cả nhạc cụ truyền thống và hiện đại".

Một trong những gương mặt trẻ hoạt động tích cực góp phần giữ gìn và phát huy nghệ thuật Sân khấu Dù Kê Khmer Nam Bộ là Thạch Thị Diệu, sinh viên năm 3 ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam Bộ, Trường ĐH Trà Vinh. Trước đây Diệu đã tốt nghiệp ngành biểu diễn ca kịch Dù kê tại Trường Trung cấp nghề Trà Vinh. Với tình yêu nghệ thuật dân tộc mình, Diệu đã xét tuyển vào Trường ĐH Vinh với mong muốn nâng tầm nghệ thuật Dù Kê với những hiểu biết mới.

Thạch Thị Diệu cho biết: “Tuổi thơ em gắn liền với hoạt động mưu sinh của gia đình cùng Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh, tỉnh Trà Vinh. Những đêm đoàn nghệ thuật biểu diễn Dù kê ở các phum, sóc phục vụ đồng bào Khmer là những đêm mà em cùng gia đình bán nước giải khát theo đoàn, không biết từ lúc nào những lời ca, điệu múa, những vai diễn hoàng tử, công chúa, những lời thoại của những nhân vật này đã thấm sâu vào tâm trí và khơi dậy tình yêu bộ môn nghệ thuật này từ lúc nào mà em không nhận ra”.

Thạch Thị Diệu đã xuất sắc đoạt Huy chương Bạc tại Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù Kê Nam bộ.

Thạch Thị Diệu đã xuất sắc đoạt Huy chương Bạc tại Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù Kê Nam bộ.

Sau khi tốt nghiệp THPT, Diệu quyết định theo đuổi tình yêu với bộ môn Dù Kê một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. Thật may mắn khi Diệu được NSƯT Thạch Sung (Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh, ông vừa là diễn viên biểu diễn, vừa là soạn giả, đạo diễn nhiều vở dù kê nổi tiếng, tạo được dấu ấn sâu đậm khó phai trong lòng công chúng) truyền dạy tận tình, bằng sự nhạy bén và tình yêu với nghệ thuật Dù kê Diệu đã không ngừng học hỏi, trau dồi và có nhiều tiến bộ vượt bậc từ điệu múa, giọng hát, đến ngôn ngữ hình thể trong các vai diễn nhỏ nhất mà Diệu được đảm nhận.

Theo Diệu, với sự phát triển và du nhập của rất nhiều các loại hình giải trí hiện nay thì các bộ môn nghệ thuật truyền thống dần mai một, giới trẻ càng ít quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật Dù kê. Trước đây, sân khấu Dù Kê thường xuyên được tổ chức trong cộng đồng đồng bào Khmer tại các phum, sóc và thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Ngày nay, sân khấu Dù kê đã không còn phổ biến và không thường xuyên được tổ chức như xưa.

"Hơn nữa, Dù Kê là loại hình nghệ thuật đòi hỏi người học phải có năng khiếu và đam mê với nghề, phải không ngừng học tập, trau dồi từ lời ca, điệu múa, ngôn ngữ hình thể và diễn xuất… Bên cạnh đó, để có thể thăng hoa được với loại hình nghệ thuật này đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự am hiểu nhất định về văn hóa và được sự hướng dẫn, chỉ dạy từ các nghệ sĩ gạo cội và tâm huyết với nghề". Thạch Thị Diệu chia sẻ

Niềm vui của những người "Giữ lửa"

Tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam Bộ lần thứ hai, năm 2023 diễn ra từ ngày 1/4 - 7/4 tại Trường ĐH Trà Vinh, Thạch Thị Diệu đảm nhận vai nàng Ammara trong vở “Bài học đắt giá”, với vẻ đẹp thanh khiết, giọng hát ngọt ngào, cùng lối diễn xuất tự nhiên, Diệu đã xuất sắc đoạt Huy chương Bạc.

Thạch Thị Diệu bày tỏ: “Em rất vinh dự khi được các thầy cô tin tưởng và giao cho em đảm nhận vai diễn này, đây chính là dịp để em có cơ hội học hỏi từ các nghệ sĩ gạo cội có nhiều năm kinh nghiệm với nghề, ngoài ra đây cũng là dịp gặp gỡ và giao lưu với các bạn diễn đồng trang lứa từ đó giúp em có thêm nhiều động lực, trau dồi tình yêu với nghề”.

Với vẻ đẹp thanh khiết, giọng hát ngọt ngào, cùng lối diễn xuất tự nhiên, các nữ sinh Trường ĐH Trà Vinh xuất sắc trong vai diễn.
Với vẻ đẹp thanh khiết, giọng hát ngọt ngào, cùng lối diễn xuất tự nhiên, các nữ sinh Trường ĐH Trà Vinh xuất sắc trong vai diễn.

Còn Thạch Mi Thu Na, sinh ra trong gia đình có cha mẹ là nghệ sĩ của đoàn Dù kê (Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh), Thạch Mi Thu Na, sinh viên lớp Đại học Biểu diễn nhạc cụ truyền thống khóa 2020. Tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ năm 2023, Thạch Mi Thu Na với vai diễn hoàng tử Chane Cô Rup trong vở diễn “Bài học đắt giá” nhận được tình yêu của khán giả và xuất sắc đạt Huy chương Bạc.

"Em có tuổi thơ ngập tràn trong không khí Dù Kê với những đêm diễn của cha mẹ ở khắp các tỉnh miền Tây. Từ nhỏ em theo cha mẹ lưu diễn khắp nơi, em lớn lên cùng những buổi tập luyện của đoàn, lúc cha mẹ và đoàn biểu diễn trên sân khấu ngập tràn sắc màu, em cảm nhận rõ sự hoành tráng, từng lời ca, điệu múa, giai thoại của các nhân vật, từ đó em bắt đầu say mê với nghệ thuật Dù kê của dân tộc mình". - Thạch Mi Thu Na cho biết.

Thạch Mi Thu Na với vai diễn hoàng tử Chane Cô Rup xuất sắc đạt Huy chương Bạc.
Thạch Mi Thu Na với vai diễn hoàng tử Chane Cô Rup xuất sắc đạt Huy chương Bạc.

Đây là lần đầu tiên em tham gia Liên hoan lớn thế này, em cảm ơn Đoàn Nghệ thuật Khmer Trường ĐH Trà Vinh tin tưởng giao nhiệm vụ trong vở diễn để em có cơ hội thể hiện niềm đam mê của bản thân, lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc của nghệ thuật Dù kê đến công chúng. Em hứa sẽ cùng các bạn, tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, và cùng mong muốn được Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, tỉnh Trà Vinh và nhà trường hỗ trợ nhiều hơn để lan tỏa mạnh mẽ nghệ thuật Dù Kê của dân tộc mình.

Được Chính phủ giao trọng trách bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ Khmer Nam Bộ, chúng tôi luôn ý thức trách nhiệm to lớn này. Thời gian qua, nhà trường đã có nhiều hoạt động hiệu quả góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer, trong đó có nghệ thuật Dù Kê. Các bạn sinh viên người Khmer bằng tình yêu lớn lao với quê hương và nghệ thuật dân tộc mình chính là những người "Giữ lửa" để ngọn lửa văn hóa tốt đẹp của dân tộc Khmer được lan tỏa rộng khắp. - PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Chủ tịch Hội đồng Trường, Trường ĐH Trà Vinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chile thu hút sinh viên quốc tế nhờ chương trình dạy bằng tiếng Tây Ban Nha.

Cuộc đua thu hút sinh viên quốc tế

GD&TĐ - Bên cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc đưa ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy tuyển sinh quốc tế để đạt mục tiêu thu hút 300 nghìn người từ nay đến năm 2027.

Vi khuẩn có thể chống chọi bằng cách mặc áo giáp và dùng bơm công suất lớn đẩy kháng sinh ra ngoài. Ảnh minh họa

Cơ chế khiến vi khuẩn kháng kháng sinh

GD&TĐ - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố, kháng kháng sinh (AMR) là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt.

Huấn luyện viên Arne Slot và cầu thủ đồng hương Ryan Gravenberch. Ảnh: ITN

Arne Slot và di sản Jurgen Klopp

GD&TĐ - Kế thừa di sản vĩ đại mà Jurgen Klopp đã để lại ở Liverpool dĩ nhiên là một áp lực không hề nhỏ với chiến lược gia còn ít tên tuổi như Arne Slot.

Vữa xây tường lều tang lễ của Quốc vương Ghezo được trộn bằng dầu đỏ, máu người và máu động vật. Ảnh: Ancient-origins.net

'Cung điện máu' Abomey

GD&TĐ - Thời phong kiến, Bénin có tên là Vương quốc Dahomey, được thành lập vào khoảng năm 1600 và phát triển mạnh nhờ vào buôn bán nô lệ.