Sinh vật kỳ lạ trong suốt như thủy tinh, mắt nhỏ xíu và đen xì

Bạn đã bao giờ bắt gặp con vật nào kỳ lạ như vậy chưa?

Sinh vật kỳ lạ trong suốt như thủy tinh, mắt nhỏ xíu và đen xì

Nhìn thì có vẻ nhầy nhụa đáng sợ nhưng đây thực ra là loài vật khá quen thuộc mà người ta hay gọi là cá chình kính hoặc lươn kính.

Sinh vật kỳ lạ trong suốt như thủy tinh, mắt nhỏ xíu và đen xì - Ảnh 1.Cá chình kính (tên khoa học là Leptocephalus - đầu mỏng) là ấu trùng có hình dáng dẹt phẳng và trong suốt. Chúng được gọi là ấu trùng vì đây là thời kỳ đầu khi trứng mới nở, còn đến khi trường thành thì chúng không còn trong suốt như vậy nữa mà đã có màu sắc.
Sinh vật kỳ lạ trong suốt như thủy tinh, mắt nhỏ xíu và đen xì - Ảnh 2.
Cận cảnh một cá chình con trong suốt.

Theo trang Featuredcreature, vòng đời của cá chình có vẻ khá gian nan và phức tạp, vào sông ra biển mới có thể trưởng thành. 

Loài cá chình này thường sống ở các con sông, đập, phá, hồ nước ngọt sau đó di chuyển ra biển để sinh sản. Khi con cái trưởng thành, tức là cơ thể từ màu trong suốt chuyển thành trắng đục, mắt mở rộng,... chúng sẽ di chuyển ra biển để đẻ trứng ở vùng biển có mực nước sâu khoảng 300m. Những con cái đẻ trứng xong sẽ chết trên biển.

Sinh vật kỳ lạ trong suốt như thủy tinh, mắt nhỏ xíu và đen xì - Ảnh 3.
Sau khoảng 2 - 10 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng trong suốt, dẹt hai bên trông khá kỳ quái mà đa số mọi người nhìn vào sẽ không nhận ra. Nhờ sự tác động của dòng chảy về phía bờ biển, các con cá chình kính trong suốt, nhỏ xíu (gọi là glass eel) này được đưa dạt vào bờ biển và vào các cửa sông.
Sinh vật kỳ lạ trong suốt như thủy tinh, mắt nhỏ xíu và đen xì - Ảnh 4.
Một giống cá chình biển trong suốt khác.

Kể từ đó chúng tự di chuyển vào các vùng đầm lầy, hồ, nhánh sông nước ngọt và tiếp tục phát triển. Dần dần cá chình thủy tinh sẽ có màu sắc và khi đó người ta gọi chúng là elver. Cứ thế vòng đời của chúng lại lặp lại.

Theo ttvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo dục 'mới' tại Indonesia hướng tới 4 trụ cột.

Lộ trình giáo dục mới của Indonesia

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Indonesia, ngành Giáo dục cần cải thiện 4 trụ cột để đạt được mục tiêu 'Indonesia Vàng 2045'.