Singapore: Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường

GD&TĐ - Nhiều trường học tại Singapore khuyến khích và yêu cầu người học tìm hiểu về quá trình biến đổi khí hậu, cũng như có những hành động bảo vệ môi trường, giúp quốc đảo này luôn xanh - sạch - đẹp.

Trường Tiểu học Elias Park có 4 máy điện sinh học và 3 thùng ủ phân sản xuất phân bón cho vườn trường
Trường Tiểu học Elias Park có 4 máy điện sinh học và 3 thùng ủ phân sản xuất phân bón cho vườn trường

Áp dụng trong nhiều trường học

Tại Trường Tiểu học Elias Park (EPPS), HS có thể ăn hết khẩu phần mà mình tự đặt trước đó sẽ được nhận một nhãn dán/ngày và được cấp giấy chứng nhận khi có đủ 10 nhãn dán. Trong khi một số phụ huynh coi đây là một cách đào tạo những trẻ khó tính trong việc ăn uống, mục đích thực sự của chương trình tại EPPS, được tổ chức với sự hợp tác của Tổ chức Zero Waste SG, là GD trẻ về việc chỉ sử dụng những thứ họ cần và giảm chất thải thực phẩm.

Căng tin tại EPPS sẽ bỏ vỏ trái cây và chất thải từ thực vật vào máy sinh học, chuyển đổi nguyên liệu thành phân bón có thể sử dụng trong vòng 24 giờ. Theo bà Chua Pei Pei, Hiệu trưởng của EPPS, có khoảng 5kg phế liệu thực phẩm tại trường được chuyển đổi thành 1kg phân bón mỗi ngày.

Sau đó, phân bón được sử dụng vào các khu vườn của trường. Hiệu trưởng Chua Pei Pei cho biết: “Qua sự tương tác thường xuyên và các cuộc khảo sát, HS tin rằng, những nỗ lực của các em có trách nhiệm giúp Singapore xanh - sạch - đẹp”.

Sau nhiều lời kêu gọi tăng cường GD về biến đổi khí hậu trong trường học, Bộ GD Singapore (MOE) tuyên bố, bằng cách đưa các vấn đề biến đổi khí hậu vào chương trình và hoạt động của trường, HS sẽ có thêm kiến thức cơ bản về vấn đề này, cho phép trẻ tham gia vào các cuộc thảo luận mang tính xây dựng và có quyết định sáng suốt về hành động của bản thân..

Theo bà Beatrice Chong, Giám đốc bộ phận lên kế hoạch và phát triển chương trình giảng dạy 2 tại MOE, HS tiểu học sẽ có được sự hiểu biết cơ bản về sự nóng lên toàn cầu và các vấn đề môi trường như ô nhiễm, phá rừng trong các bài học khoa học, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tài nguyên một cách có trách nhiệm trong môn Nghiên cứu Xã hội.

Đối với HS THCS, các em sẽ được GD về chu trình carbon, khí nhà kính và tác động của những yếu tố này vào quá trình nóng lên toàn cầu trong các bài học khoa học, cũng như tác động của biến đổi khí hậu trong các bài học Địa lý. Trong khi đó, SV các trường CĐ sẽ được tìm hiểu về cách con người ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu và nhu cầu hành động khẩn cấp để giảm thiểu tác động của vấn đề này trong các bài học Địa lý, Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Phát ngôn viên của Tổ chức Edible Garden City chia sẻ, họ đã làm việc với 40 trường học trong năm nay và GD khoảng 2.200 HS về nông nghiệp đô thị ở Singapore, khả năng phục hồi lương thực và kỹ năng canh tác cơ bản. “Tất cả chương trình GD của chúng tôi đều được điều chỉnh theo mục tiêu học tập và ngày càng nhiều trường yêu cầu các nhà GD của chúng tôi kết hợp thông điệp thực phẩm bền vững cũng như các bài học liên quan đến môi trường vào các chương trình”, người phát ngôn này chia sẻ.

Bà Pek Hai Lin, quản lý của Zero Waste SG cho biết, tổ chức này đã tiến hành các buổi trao đổi và hội thảo tại ít nhất 30 trường tiểu học và trung học kể từ cuối năm 2017.

“Ngày càng nhiều trường học thực hiện các biện pháp kêu gọi HS có ý thức bảo vệ môi trường và chủ động loại bỏ nhựa sử dụng một lần trong căng tin, hoặc sử dụng các chất phân hủy chất thải thực phẩm, bên cạnh việc giảm lượng khí thải carbon theo những cách khác. Khi các thói quen được hình thành và cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ đầy đủ điều đó, nó sẽ biến đổi cách chúng ta cư xử và đối xử với các nguồn lực”, bà Pek nhấn mạnh.

Biến lời nói thành hành động

Phát biểu với truyền thông, người sáng lập Plastic Lite SG, bà Aarti Giri cho biết, kể từ giữa năm 2018, lời mời từ các trường kêu gọi tổ chức này tiến hành hội thảo ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, cũng theo bà Giri, trái với nhận thức cao độ của nhiều người trẻ về biến đổi khí hậu, nhiều khoảng trống vẫn cần được lấp đầy. “Phần lớn quá trình vận động chỉ dựa trên lý thuyết. Nói một cách đơn giản, nhiều người không nhìn thấy cách những người ủng hộ bảo vệ môi trường biến lời nói thành hành động”, bà Giri nhận định.

Các tổ chức GD như Trường CĐ National Junior (NJC) đã tạo cơ hội và khuyến khích các SV trong trường tham gia vào nghiên cứu biến đổi khí hậu. Theo Phó Hiệu trưởng nhà trường - ông

Harman Johll, có tổng cộng 177 dự án nghiên cứu, trong đó các dự án có liên quan đến biến đổi khí hậu chiếm khoảng 20% - 25%, bao gồm cả các dự án về công nghệ pin, năng lượng mặt trời và sử dụng công nghệ trong nông nghiệp.

Ông Johll cho biết, nghiên cứu là một môn học bắt buộc đối với HS THCS trong hai hoặc ba giáo trình. HS sẽ được quyền quyết định về những môn mà họ muốn học và có thể theo đuổi các dự án tiếp theo với giáo viên tại trường THPT hoặc các học viện cao hơn.

Cũng theo ông Johll, nhóm hoạt động ngoại khóa của câu lạc bộ môi trường đã mang lại tác động tích cực đến SV, đồng thời khẳng định “họ là những sự thay đổi mà họ muốn thấy”.

Bạn có thể thấy rằng, không chỉ HS mà cả giáo viên đều có ý thức hơn về cách họ sử dụng nước và bảo đảm sẽ tắt các tiện ích khi không cần thiết. Họ đã gửi một tín hiệu rất mạnh trong việc tái chế, chất thải điện tử… Tôi từng bị một trong các thành viên trong nhóm hoạt động lên án và yêu cầu tôi ngừng sử dụng ống hút nhựa. Họ có ảnh hưởng khá lớn trong cộng đồng SV khi nói đến bảo vệ môi trường”, ộng Johll cho biết.
Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...