Siết chặt phòng dịch, tăng cường sức khỏe cho học sinh sau dịp nghỉ Tết

GD&TĐ - Trong ngày đầu tiên trở lại trường sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều trường học tại Hà Tĩnh đã tổ chức test nhanh Covid-19 cho toàn bộ học sinh.

Test nhanh Covid-19 cho toàn bộ học sinh.
Test nhanh Covid-19 cho toàn bộ học sinh.

Tổ chức test nhanh Covid-19 cho học sinh

Trong sáng 8/2, học sinh tại Hà Tĩnh đã trở lại trường sau 11 ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Ngay trong ngày học đầu tiên, công tác phòng chống dịch đã được các trường học thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.  

Trường Tiểu học Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) tổ chức lấy mẫu test nhanh cho học sinh.
Trường Tiểu học Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) tổ chức lấy mẫu test nhanh cho học sinh.

Từ nhiều ngày qua, các trường học đã tiến hành vệ sinh, sát khuẩn trường lớp, dụng cụ trước khi đón học sinh trở lại trường. Ngoài ra, phối hợp với ngành Y tế địa phương, các trường tổ chức test nhanh Covid-19 cho tất cả học sinh trở lại trường.

Tại huyện Thạch Hà, trong sáng 8/2, 100% học sinh Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn đã được làm test nhanh nhằm sàng lọc, phát hiện sớm những trường hợp nghi nhiễm để có các biện pháp phòng chống, hạn chế lây lan trong cộng đồng.

Cán bộ và giáo viên, nhân viên y tế đã thực hiện test nhanh theo từng  ca, không để học sinh các lớp tiếp xúc với nhau. Tính đến thời điểm này, theo bảng đánh giá cấp độ dịch bệnh Covid-19, huyện Thạch Hà là địa phương có nhiều đơn vị nằm trong vùng dịch cấp độ 3 gồm: thị trấn Thạch Hà, xã Thạch Sơn, xã Thạch Liên, xã Việt Tiến, xã Tượng Sơn và xã Thạch Văn.

Thực hiện test nhanh Covid-19 cho học sinh.
Thực hiện test nhanh Covid-19 cho học sinh.

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, trong sáng 8/2, Trường Tiểu học Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) đã tổ chức test nhanh cho hơn 500 học sinh. Theo cô giáo Phan Thị Thanh Nga (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Hạ), ngày đầu tiên trở lại trường có 21 em vắng học, trong đó có 14 em là trường hợp F1 đang cách ly tại nhà. Qua test nhanh, nhà trường có 1 trường hợp cho kết quả dương tính. Hiện, nhà trường đang phối hợp với ngành Y tế địa phương kiểm tra PCR cho học sinh này.

Trước đó, khi học sinh trở lại trường, giáo viên chủ nhiệm đã khuyến cáo phụ huynh cần chủ động theo dõi sức khỏe của con em. Học sinh khi đến trường sẽ tiếp tục duy trì việc đưa đón phân luồng giữa các khối lớp, thực hiện chia ca học giữa các khối.  Ngoài ra, mỗi lớp học đều được bố trí máy đo nhiệt độ, dụng cụ sát khuẩn trước khi vào lớp. Nhà trường cũng thực hiện nghỉ giải lao trong lớp học, tránh học sinh các lớp tiếp xúc với nhau.

"Nề nếp này được nhà trường duy trì thường xuyên từ đầu năm học. Vì vậy, trong ngày đầu tiên đi học sau nghỉ Tết các em đều thực hiện rất nghiêm túc. Nhà trường cũng chủ động phối hợp với phụ huynh để theo dõi sức khỏe học sinh ở nhà. Nếu các trường hợp có biểu hiện ho sốt, chúng tôi cũng đề nghị phụ huynh cho con em nghỉ học, kiểm tra sức khỏe trước khi đến trường", cô Thanh Nga thông tin.

Thực hiện giãn cách trong các lớp học.
Thực hiện giãn cách trong các lớp học.

Linh động kế hoạch dạy học

Thực hiện hướng dẫn của Phòng Giáo dục Đào tạo thành phố Hà Tĩnh, Trường Mầm non Bắc Hà đã thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ kép tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 và phòng chống rét cho trẻ.

"Bên cạnh các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo Bộ Y tế, nhà trường còn lưu ý đến việc giữ ấm cho học sinh trong mùa lạnh. Phòng học, phòng ngủ đảm bảo kín gió, lát thảm ấm, chăn ga, gối được giặt sạch sấy khô, bình nóng lạnh thường xuyên bật nóng để thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng cũng thường xuyên thay đổi thực đơn phù hợp mùa đông, đảm bảo cân đối chất dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn, nước uống được ủ ấm khi chia lên cho các lớp", cô Lê Thị Vân Anh (Hiệu trưởng Trường Mầm non Bắc Hà) cho biết.

Bên cạnh các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo Bộ Y tế, các trường mầm non còn lưu ý đến việc giữ cho trẻ trong mùa lạnh.
Bên cạnh các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo Bộ Y tế, các trường mầm non còn lưu ý đến việc giữ cho trẻ trong mùa lạnh.

Ngoài ra giáo viên các lớp phải thường xuyên nhắc nhở phụ huynh quan tâm theo dõi sức khỏe của trẻ khi ở nhà, mặc ấm, đi tất, quàng khăn cho trẻ trước khi đến lớp, cho trẻ ăn uống đầy đủ chất để tăng cường sức đề kháng.

Là một trong những địa phương có nhiều ca nhiễm Covid-19, ngành Giáo dục huyện Cẩm Xuyên đã nhanh chóng linh hoạt triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh để không gián đoạn việc học.

Theo đó, từ sáng 8/2, học sinh từ tiểu học đến mầm non ở các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Thạch, Cẩm Duệ, Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) tạm thời nghỉ học. Học sinh THCS và THPT tại các địa bàn nói trên chuyển sang dạy, học trực tuyến. Các trường học còn lại trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục duy trì nền nếp học tập, đồng thời siết chặt công tác phòng chống dịch theo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.

Nhiều trường học tại huyện Cẩm Xuyên chuyển sang học trực tuyến.
Nhiều trường học tại huyện Cẩm Xuyên chuyển sang học trực tuyến.

"Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND huyện đã chuyển trạng thái dạy và học sau Tết đối với các trường học trên địa bàn các xã Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Quan cho đến khi có thông báo mới. Qua kiểm tra sáng qua, một số đơn vị trường học công tác phòng chống dịch bệnh triển khai chưa tốt. Cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc quy định 5k của Bộ y tế.

Ở các xã/ thị trấn còn lại vẫn dạy học bình thường nhưng được quán triệt test nhanh cho toàn bộ cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Học sinh có các triệu chứng sốt, ho, đau rát họng thì được test nhanh trước khi vào lớp. Những học sinh ở các địa bàn dân cư có ca F0 cũng được test nhanh trước khi đến trường", ông Phạm Văn Thắng, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên thông tin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.