Sẽ tiêm vắc xin COVID-19 cho 75% người dân Việt Nam trong năm 2021

GD&TĐ - Đến nay, với nguồn cung ứng của Nga, Mỹ và Anh, Việt Nam đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vắc xin Covid-19. Trong đó ngoài nguồn của Chương trình COVAX Facility, AstraZeneca, Việt Nam đã đàm phán để có thêm các nguồn vắc xin khác.

Theo đó, ngoài vắc xin AstraZeneca, trong năm nay Việt Nam đã đàm phán để có thêm vắc xin của Moderna (5 triệu liều), của Pfizer (31 triệu liều) và 20 triệu liều vắc xin Sputnik V.

Cụ thể, hôm qua (2/6), Bộ Y tế đã đạt được thỏa thuận mua 20 triệu liều vắc xin Sputnik V của Nga.

Trước đó, tháng 5/2021 Moderna đã ủy quyền cho một công ty phân phối 5 triệu liều cho Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị được mua vắc xin này.

Bộ Y tế cũng cho biết từ tháng 3/2021, Bộ đã đàm phán trực tiếp với hãng này, tuy nhiên hãng cho biết không có vắc xin cung cấp trong năm 2021.

Ngoài ra, với vắc xin của Pfize/BioNTech, Bộ Y tế cho biết đã làm việc với hãng về việc mua 31 triệu liều ngay từ tháng 10/2020 khi vắc xin đang thử nghiệm lâm sàng.

Ngày 20/5, Bộ ký hợp đồng vắc xin. Số vắc xin này sẽ được cung ứng trong quý 3, 4 của năm 2021 theo tiến độ quý 3: 15,5 triệu liều; quý 4: 15,5 triệu liều.

Trước đó, Bộ Y tế đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vắc xin COVID-19 qua nguồn COVAX, trong đó lô thứ nhất với 811.200 liều đã về Việt Nam vào ngày 1/4, lô thứ 2 có hơn 1,682 triệu liều đã về ngày 16/5.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vắc xin phòng COVID-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.

Đồng thời có 30 triệu liều vắc xin AstraZeneca. Trong đó, lô đầu tiên có 117.600 liều về Việt Nam vào ngày 24/2, lô thứ 2 về vào ngày 25/5 với 288.100 liều.

Tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho 75% dân số Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện nay nhu cầu vắc xin trên toàn cầu rất lớn, Việt Nam đang nỗ lực tiếp cận các nguồn vắc xin phòng COVID-19 để có thể tăng độ bao phủ tiêm chủng cho người dân Việt Nam sớm nhất và nhanh nhất. 

Tuy nhiên, do Việt Nam là nước triển khai các biện pháp chống dịch hiệu quả, kiểm soát dịch tốt nên việc cung ứng vắc xin của các nước cho Việt Nam vẫn theo lộ trình, kế hoạch mà các nhà sản xuất, phân phối đã đưa ra.

Đến nay, với nguồn cung ứng của Nga, Mỹ và Anh, Việt Nam đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với tất cả các bộ, ban ngành, khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 để có nguồn vắc xin sử dụng cho người dân Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết tới đây, Bộ Y tế tiếp tục đưa ra các chính sách khuyến khích, động viên nhiều hơn các địa phương, doanh nghiệp tham gia vào quá trình tìm kiếm vắc xin phòng COVID-19.

Theo đó, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho tất cả các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, kiểm định vắc xin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.