Sau hơn 20 năm nuôi nấng, bà mẹ cay đắng phát hiện sự thật về con trai

Người phụ nữ Trung Quốc đã nuôi 1 cậu bé trong vòng 23 năm nay vì "tưởng" đó là đứa con trai bị bắt cóc của mình.

Cậu con trai bà Zhu Xiaojuan khi mất tích năm 1992 - Ảnh: Sohu.
Cậu con trai bà Zhu Xiaojuan khi mất tích năm 1992 - Ảnh: Sohu.

Bà Zhu Xiaojuan, 53 tuổi, ở Trùng Khánh đang kiện Tòa án nhân dân tối cao Hà Nam 2,95 triệu nhân dân tệ (9,9 tỷ VND) trong vụ kiện yêu cầu bồi thường cho những khổ đau về thể tinh thần và chi phí nuôi dậy cậu bé không phải là con của bà, tờ The Beijing News đưa tin.

Theo đó, vào năm 1992, cậu con trai 1 tuổi của bà Zhu, Panpan bị mất tích. 3 năm sau, trong nhóm trẻ bị bắt cóc được chính quyền giải cứu ở Hà Nam, bà Zhua thấy một cậu bé trông giống con trai của mình.

Sau đó, bà Zhu cùng chồng và đứa trẻ được tòa án Hà Nam sắp xếp thực hiện nhiều cuộc xét nghiệm sinh học khác nhau và kết quả cho thấy cậu bé kia có mối quan hệ với cặp vợ chồng.

Và Zhu tin rằng cậu bé là đứa con trai bị mất tích của mình. Tuy nhiên, tới tháng 1 năm ngoái khi người vú em ngày trước làm việc trong gia đình bà, He Xiaoping, thừa nhận bà ta đã bắt cóc con trai của vợ chồng nhà chủ và nuôi ngần ấy năm.

Giờ đây, He sẵn sàng trao trả lại con cho gia đình bà Zhu.

Các xét nghiệm ADN cho thấy “con trai” của người bảo mẫu He, hiện tên là Liu Jinxin, là con đẻ của bà Zhu, còn người mà bà và gia đình coi như con và nuôi hơn 20 năm nay không hề có chung huyết thống.

Sau hơn 20 năm nuôi nấng, bà mẹ cay đắng phát hiện sự thật bất ngờ về con trai - Ảnh 2

Bà Zhu đoàn tụ với con trai ruột - Ảnh: Sohu.

Khi biết được sự thật này Liu cho biết cậu rất sốc và tự hỏi nếu ngày trước không bị bắt cóc thì cuộc sống của cậu sẽ ra sao? “Tôi đã không đi làm vào ngày hôm sau khi biết kết quả. Tôi đã uống khoảng 2 lít rượu”, tờ Tencent News dẫn lời Liu nói.

Bà Zhua sau đó đã báo cảnh sát và khởi kiện tòa án. Trong khi đó, cậu con trai “giả” mà bà Zhu nuôi nấng hơn 2 thập kỷ nói rằng anh sẽ luôn coi Zhua là mẹ mình. Anh nói: “Kết quả không thay đổi tình cảm giữa tôi và mẹ, tôi sẽ chăm sóc bà ấy khi về già”.

Trong khi đó, tòa án Hà Nam đã xin lỗi gia đình bà Zhu, nói nguyên nhân là do công nghệ xét nghiệm ADN ngày trước còn nhiều thiếu sót nên mới xảy ra sự nhầm lẫn và tòa án đã không vi phạm bất kỳ luật lệ hay quy định nào.

Do không có được sự thống nhất về khoản bồi thường giữa Zhu và tòa án nên vụ việc sẽ được đưa lên Tòa án nhân dân quận Du Trung, Trùng Khánh để chờ xét xử tiếp.

Theo Doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.