Theo các phương tiện truyền thông Nga, hải quân nước này sẽ sớm được trang bị tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir biến thể hải quân vào năm 2016.
Thiết kế này được đánh giá là có trọng lượng, kích thước nhỏ hơn nhưng hiệu quả hơn so với người tiền nhiệm của nó là tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Kortik - hệ thống phòng không tiêu chuẩn trang bị trên các tàu chiến Nga hiện nay.
![]() |
Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Kortik đang được trang bị cho lực lượng tàu chiến của Hải quân Nga. |
Pantsir-M không phải là tổ hợp tên lửa – pháo phòng không duy nhất của Hải quân Nga hiện nay. Bên cạnh nó, còn có tổ hợp tên lửa pháo phòng không Palash (phiên bản xuất khẩu định là Palma, đã được bán cho Hải quân Việt Nam trang bị trên các tàu hộ vệ Gepard 3.9) và nó cũng sẽ sớm được đưa vào trang bị đại trà cho kho vũ khí trên hạm của Hải quân Nga trong tương lai gần.
Tổ hợp phòng không Palash đã được trang bị trên các khu trục thuộc Project 22350 và một số tàu khác thuộc Hải quân Nga.
![]() |
Trong ảnh là tổ hợp phòng không Palash (hay còn được gọi là Palma) đã được tháo bỏ các tên lửa phòng không Sosna-R. |
Tổ hợp phòng không Pantsir-M được thiết kế để lắp đặt trên các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu hộ vệ tên lửa của Nga, thay vì trang bị tổ hợp phòng không đã lỗi thời Kortik như trước đây.
Mặc dù chưa có hình ảnh chính thức về việc trang Pantsir trên các tàu chiến của Nga, nhưng cơ bản thì chắc chắn chúng sẽ được trang bị trên các tàu chiến mới mà Hải quân Nga sẽ được chuyển giao trong tương lai.
Tuy hợp đồng trang bị Pantsir-M đã được ký kết giữa Bộ quốc phòng Nga và Rostec nhưng triển vọng xuất khẩu của tổ hợp phòng không này không khả quan cho lắm.
Ngay cả một đại diện của công ty xuất nhập khẩu vũ khí Rosoboronexport cho biết rằng, các biến thể Pantsir hải quân chỉ mới được thử nghiệm tại một số đơn vị và Nga chưa có bất kỳ ý định sẽ xuất khẩu tổ hợp phòng không này trong thời gian sắp tới.
Mặc dù vậy, thường thì trong giai đoạn đầu, các nhà máy Nga sẽ phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ vũ khí cho nhu cầu trong nước. Sau đó, mới bắt đầu thực hiện hợp đồng xuất khẩu, điển hình là trường hợp các tên lửa S-400 hay chiến đấu cơ Su-35.
Vì vậy, khả năng xuất khẩu các tổ hợp Pantsir sẽ khá cao và điều đó đem lại thêm lựa chọn trang bị hỏa lực phòng không trên chiến hạm của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
ĐIỂM DANH VŨ KHÍ SIÊU HIỆN ĐẠI CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM