Đầu giờ chiều (20/10) hàng chục mét đê chắn sóng, kè biển bị sạt lụt nghiêm trọng. Lực lượng chức năng địa phương cùng nhà thầu đã có mặt tại hiện trường thực hiện công tác gia cố, khắc phục hậu quả.
Theo đó, hàng trăm bao cát được sử dụng để gia cố tạm thời, tránh sạt lún sâu và trôi dạt xuống biển.
Một lãnh đạo địa phương cho hay, trước mắt lực lượng chức năng sẽ sử dụng hệ thống kè rọ đá và cát bao gia cố phần dưới chân đê nhằm tránh nguy cơ sạt lở thêm và ăn sâu vào trong đê.
Còn về lâu dài sẽ có phương án khắc phục, sửa chữa triệt để hàn gắn để kiên cố lại phần hư hỏng của đoạn đê bị hư hỏng này – vị lãnh đạo này cho hay.
Theo nhiều người dân địa phương, đoạn đê này chủ yếu nằm từ đoạn k59 + 200 đến k59 + 400 có chiều dài khoảng 200m. Nếu cơ quan chức năng không kịp thời tiến hành gia cố phần đoạn đê đã bị sạt lở thì nguy cơ sạt lở sẽ tiếp tục lan rộng càng nghiêm trọng hơn và đe dọa nguy hiểm đến thân đê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản trên biển và cuộc sống, sản xuất của các hộ dân sinh sống phía trong đê.
Đê biển xã Thịnh Lộc có vai trò rất quan trọng, bảo vệ các hộ dân đang sinh sống phía trong đê. Đồng thời đê còn có công dụng ngăn mặn, chắn sóng, bảo vệ tài nguyên đất đai, phục vụ người dân sản xuất, neo đậu tàu thuyền, đường giao thông qua lại…
Được biết, đoạn đê biển vừa xảy ra sự cố sạt lở ở xã Thịnh Lộc được hoàn thành vào năm 2015, là một phần của dự án tuyến đê biển chống xâm thực có chiều dài khoảng 9km, với số vốn đầu tư hàng tỷ đồng.
Một số hình ảnh tại đê chắn sóng ven biển Thịnh Lộc: