Sáp nhập 16 phường ở TPHCM: Viên chức ngành Giáo dục không bị tác động

GD&TĐ - Mới đây, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2019 - 2021. Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, huyện cũng gắn với tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, TPHCM (Ảnh: MXH)
Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, TPHCM (Ảnh: MXH)

Lộ trình cần thận trọng

Theo kế hoạch, trong năm nay TPHCM cơ bản hoàn thành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định. Qua khảo sát, TP hiện có 16 đơn vị cấp phường (thuộc các Quận 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, Phú Nhuận) bắt buộc phải sáp nhập trong giai đoạn đầu (2019 - 2021). Các bước triển khai thực hiện đều phải thông qua các cấp chính quyền huyện, cấp xã, triển khai trước Hội đồng Nhân dân, lấy ý kiến cử tri theo quy định tại địa phương, rồi mới trình lên cấp có thẩm quyền xem xét theo đúng quy định.

Năm 2020, tổ chức Đại hội Đảng bộ cấp huyện, xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 tại những đơn vị hành chính mới hình thành sau khi sắp xếp. Những người dôi dư sau đại hội sẽ được giải quyết chế độ, chính sách. Đến năm 2021, TP tổ chức bầu cử đại biểu HĐND và kiện toàn tổ chức của HĐND, UBND cấp huyện, xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại những đơn vị hành chính mới hình thành sau khi sắp xếp.

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Khoa Đô thị học - Trường ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân văn TPHCM cho biết: “Hệ thống hành chính tại TPHCM đã tồn tại từ rất lâu, với sự biến động về dân số cũng như diện tích đất như hiện nay, việc sáp nhập cấp huyện, cấp xã là điều nên làm”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng những quận ở nội thành như Quận 1, Quận 3 nhìn chung cơ bản đã ổn định nhiều năm nay thì không nên thay đổi. Xét về tương quan như Quận 3 diện tích không lớn nhưng dân số đông chúng ta không cần thiết phải sáp nhập, bởi nó liên quan vấn đề an ninh, kinh tế, chính trị…

Hay ở Quận 5, vấn đề dân cư ở các phường sinh hoạt theo cộng đồng, theo hội, đoàn thì không có gì phải thay đổi. Hay ở Quận Tân Bình có khi cả phường đều theo đạo thì không nhất thiết phải sáp nhập với phường khác. “Khi thực hiện sáp nhập phải hết sức thận trọng, phải xét đến cả yếu tố kinh tế - xã hội, văn hóa - tôn giáo… của mỗi địa phương chứ không chỉ xét về diện tích và dân cư”, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa nêu ý kiến.

Ông Đỗ Văn Đạo, Phó giám đốc Sở Nội vụ TPHCM

Ông Đỗ Văn Đạo, Phó giám đốc Sở Nội vụ TPHCM

Viên chức giáo dục không bị tác động

Mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, khả năng quản lý của chính quyền cơ sở, đồng thời sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức…

Ông Đỗ Văn Đạo, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM cho biết: Bất cứ một thay đổi, xáo trộn nào cũng đều có những khó khăn. Đầu tiên là về con người, cụ thể là những khó khăn trực tiếp đến cán bộ, công chức ở đơn vị như về tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, đời sống, công ăn việc làm của bản thân và gia đình. Người dân cũng gặp sự khó khăn do xáo trộn, thay đổi địa chỉ, thông tin, giao dịch, liên lạc lúc ban đầu. Thành phố quyết tâm tổ chức thực hiện triển khai việc sáp nhập tốt, căn cơ, làm sao hạn chế ít nhất tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, viên chức và sự xáo trộn đối với sinh hoạt của người dân.

Ở giai đoạn đầu thực hiện việc sáp nhập (2019 - 2021) sẽ có những đơn vị có số cán bộ, công chức dôi dư. Từng đơn vị cấp trên từ cấp quận/huyện, thành phố phải xây dựng lộ trình, có kế hoạch sắp xếp lại cán bộ. Phải có thời gian 3 - 5 năm để cán bộ công chức dôi dư tìm việc khác, hay luân chuyển, điều chuyển, hay đợi đến khi nghỉ chế độ… Tuy nhiên, theo ông Đỗ Văn Đạo, kế hoạch thực hiện sáp nhập lần này chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến các cán bộ, viên chức không chuyên trách ở cấp phường thuộc diện dôi dư, còn các viên chức ngành Giáo dục hầu như không bị tác động gì.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.