Sắp có liên minh tình báo chung châu Âu

GD&TĐ -EU đang hướng tới thành lập cơ quan tình báo chung của toàn châu Âu nhằm củng cố liên minh trong tình huống đối đầu với Nga.

Châu Âu có thể hướng đến lập cơ quan chia sẻ thông tin tình báo chung.
Châu Âu có thể hướng đến lập cơ quan chia sẻ thông tin tình báo chung.

Một báo cáo được chấp bút bởi cựu Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đã kêu gọi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thành lập một cơ quan tình báo cho toàn khối, có thể gọi như là "CIA của EU", RT đưa tin.

Cơ quan này được lập nên để điều phối hoạt động bí mật của các quốc gia thành viên EU.

Báo cáo cho thấy sự "sẵn sàng chiến tranh" của các quốc gia thành viên EU, khuyến nghị các quan chức ở Brussel nên "xây dựng một tư tưởng chuẩn bị và tăng cường khuôn khổ phối hợp giữa dân sự và quân sự".

Một trong những khuyến nghị cụ thể hơn là EU nên thành lập “một dịch vụ hợp tác tình báo đầy đủ, phục vụ tất cả các thể chế và quốc gia thành viên của EU”.

Báo cáo nêu rõ, cơ quan này sẽ thu thập thông tin tình báo từ các cơ quan cấp quốc gia thành viên để “phục vụ cả nhu cầu chiến lược và hoạt động của hoạt động lập kế hoạch chính sách và ra quyết định cấp EU”.

Cơ quan mới này được mô tả là "dịch vụ gián điệp theo kiểu CIA", báo cáo không đề cập đến việc cơ quan này thực hiện các hoạt động bí mật bên ngoài biên giới EU.

Thay vào đó, một cơ quan tình báo chung sẽ "phối hợp các nhiệm vụ phản gián cụ thể" và giúp các quốc gia thành viên "chống lại các mối đe dọa chống lại họ do các cơ quan tình báo nước ngoài thù địch gây ra".

Về báo cáo này, Chủ tịch EU nói rằng các quốc gia thành viên có thể sẽ miễn cưỡng cho phép các quan chức Brussels giám sát các lĩnh vực tình báo của mình.

Hiện tại EU sẽ tập trung vào "tăng cường chia sẻ thông tin" thay vì lập riêng một cơ quan để thực hiện nhiệm vụ đó.

Nếu báo cáo này được thông qua, các khuyến nghị của nó sẽ đánh dấu một sự mở rộng quyền hạn khác của EU và thể hiện một tâm lý rõ ràng về khả năng tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Nga.

Hai năm trước, khối này đã thông qua chiến lược phòng thủ chung đầu tiên, cho phép thành lập lực lượng "triển khai nhanh" gồm 5.000 quân.

Tháng trước, Chủ tịch EU von der Leyen đã bổ nhiệm cựu Thủ tướng Litva Andrius Kubilius làm ủy viên quốc phòng đầu tiên của EU.

Đầu tháng này, Kubilius cho biết ông sẽ nỗ lực tăng cường sản xuất vũ khí trên toàn khối, tuyên bố rằng "chúng ta phải sẵn sàng đối đầu với Nga về mặt quân sự trong vòng 6-8 năm nữa".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ