Ông Lavrov nói sự thật châu Âu sau vụ nổ Nord Stream

GD&TĐ -Châu Âu đã cho thấy họ là những quân cờ theo lời Mỹ bất kể là lợi ích của họ bị ảnh hưởng thế nào.

Ngoại trưởng Nga cho rằng châu Âu đã cho thấy mình là một đồng minh ngoan ngoãn của Mỹ sau vụ nổ Nord Stream.
Ngoại trưởng Nga cho rằng châu Âu đã cho thấy mình là một đồng minh ngoan ngoãn của Mỹ sau vụ nổ Nord Stream.

Thông tấn TASS hôm 21/10 đề cập đến một tuyên bố gây ấn tượng của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về phương Tây xung quanh vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream.

Theo đó, trả lời cuộc phỏng vấn kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO), Ngoại trưởng Nga cho rằng, Nga đang có một cuộc đối đầu trực tiếp với phương Tây. Những đối tác vốn "không hề che giấu và công khai trong tham vọng độc tài của mình".

Ông Lavrov cáo buộc phương Tây "đã gạt sang một bên các phương pháp ngoại giao để ủng hộ các biện pháp trừng phạt, tống tiền, đe dọa, khiêu khích trực tiếp, sử dụng vũ lực quân sự để thay đổi chế độ và các hành động khủng bố nhằm phá hoại các đối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu".

Ông cho rằng, vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Nga là "một vụ tấn công khủng bố" và đây là một ví dụ điển hình của những cáo buộc mà ông vừa đưa ra.

Vụ tấn công đường ống Nord Stream mà châu Âu đã im lặng chấp nhận mặc dù biết rõ đó là thảm họa thực sự cho chính họ khi biến mình "thành phụ thuộc vào Mỹ về mặt kinh tế, tài chính và năng lượng".

"Sự cố này không chỉ làm tổn hại đến triển vọng phát triển của Đức mà còn của các quốc gia châu Âu khác ở mức độ đáng kể, khiến họ phải phục tùng Mỹ trong các vấn đề kinh tế, tài chính và năng lượng" - Ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh lại.

Ông Lavrov cho rằng, đây là một bằng chứng rõ ràng nhất về một tham vọng bá quyền ở Washington, nơi họ có tham vọng khai thác bất kể là đồng minh - những người cuối cùng được lựa chọn khi bị coi là không còn hữu ích nữa.

Trên thực tế, vấn đề xung quanh vụ nổ Nord Stream có thể coi là đã thay đổi hoàn toàn tương lai của châu Âu hiện tại.

Ngay cả những quan chức tinh hoa của châu Âu cũng buộc phải thừa nhận một thực tế nghiệt ngã là ngành công nghiệp của họ đang gặp một "trận động đất" xuất phát từ cuộc khủng hoảng năng lượng về khí đốt giá rẻ của Nga.

Trong báo cáo mang tính bước ngoặt về cách ngăn chặn sự suy giảm kinh tế của Châu Âu, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Mario Draghi, châu Âu đang đối mặt với tình trạng năng suất thấp và tăng trưởng yếu ớt.Các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine áp đặt lên Moscow và vụ phá hoại đường ống Nord Stream năm 2022 đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh nguồn cung khí đốt của Nga cho EU.

Liên minh châu Âu đã chuyển sang tìm kiếm nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Trung Đông, nhằm thay thế đốt Nga, bất chấp phải mua với giá cao hơn.

Nga đã từng là đối tác cung cấp 40% sản lượng khí đốt của châu Âu vào năm 2021 và điều đó mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể của EU để phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt. Theo số liệu quý đầu tiên của năm nay, con số này chỉ còn 16%.

Theo ước tính của Bộ Năng lượng Nga, LNG của Mỹ đắt hơn 30-40% so với khí đốt qua đường ống của Nga. Rõ ràng đây sẽ là một sự lựa chọn sống còn đối với các ngành công nghiệp ở châu Âu. Ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã cảnh báo rằng châu Âu đang tự làm hỏng chính mình bởi vì khí đốt Nga giá rẻ đã từng mang đến một ngành công nghiệp ở châu Âu đầy rực rỡ.

Thực tế cho thấy châu Âu đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực này khi hàng loạt công ty lớn phải sắp xếp lại bộ máy và các cơ sở vật chất của họ.

Volkswagen đang cân nhắc liệu có nên đóng cửa nhà máy của họ tại Đức hay không, bất kể đây là cơ sở đã mang lại lịch sử 87 năm của thương hiệu này.

Nhà sản xuất pin xe điện Thụy Điển Northvolt AB đã xem xét việc xây dựng nhà máy tại Mỹ. Và sau đó dù nhận được trợ cấp của Chính phủ để xây dựng nhà máy tại Đức nhưng vẫn lựa chọn cắt giảm việc làm và bán tài sản.

Giới tinh hoa châu Âu buộc phải xem xét đến việc liên tục dùng các gói trợ cấp đắt đỏ để giữ chân những ông lớn ngành công nghiệp đang chuẩn bị đặt nhà máy ở Mỹ.

Cho đến nay, khi châu Âu nhận thấy thực tế nghiệt ngã đang diễn ra, việc điều tra vụ nổ Nord Stream lại được đào lại.

Cuối tháng 9, Đức đã ban hành lệnh bắt giữ một nhân vật Ukraine để điều tra vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream và Nord Stream 2.

Gần 2 năm sau vụ nổ đường ống dẫn khí, những hành động này chỉ cho thấy rằng, Berlin đã thực sự nhận thấy "cần phải làm gì đó".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.