Sắp có kết luận vụ bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình

GD&TĐ - Bộ Y tế vừa cho biết, trong tuần này sẽ có kết luận của Hội đồng chuyên môn vụ 8 người tử vong khi chạy thận tại Hòa Bình. 

Sắp có kết luận vụ bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình

Thông tin cũng cho biết mới đây, đoàn công tác của Bộ Y tế, do Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê làm trưởng đoàn, đã họp với Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, đề nghị chỉ đạo công tác kiểm thảo tử vong đối với các bệnh nhân tử vong trong sự cố chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Đoàn công tác đã yêu cầu bệnh viện và đơn vị bảo dưỡng hệ thống đường ống nước, phối hợp với cơ quan điều tra tìm rõ nguyên nhân gây ra sự cố, đồng thời, thành lập Hội đồng chuyên môn do lãnh đạo Sở Y tế làm Chủ tịch Hội đồng.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng yêu cầu Sở Y tế lập phương án khắc phục và lựa chọn cơ sở điều trị để hỗ trợ 100 bệnh nhân cần lọc máu chu kỳ sớm được lọc máu tại địa phương. Đoàn công tác đã đi thăm và khảo sát tại Bệnh viện thành phố Hòa Bình và bàn với Sở Y tế Hòa Bình nên mở rộng khoa Thận nhân tạo tại đây. Trước mắt cần bổ sung cho Bệnh viện thành phố Hòa Bình từ 10 - 15 máy chạy thận nhân tạo để hỗ trợ người bệnh chạy thận nhân tạo không phải xuống Hà Nội lọc máu định kỳ.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí cho mua bổ sung từ 10 - 15 máy chạy thận cho Bệnh viện thành phố Hòa Bình để giúp bệnh nhân chạy thận tại địa phương; đồng thời đề nghị Bệnh viện Bạch Mai cử chuyên gia hỗ trợ chuyên môn, đảm bảo an toàn cho người bệnh chạy thận.

Trước đó, sáng 29/5, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, 18 bệnh nhân bị suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ, trong khi đang chạy thận đã có biểu hiện giống như sốc phản vệ. Sự cố khiến 7 bệnh nhân tử vong trong ngày. Đến rạng sáng 4/6, thêm một bệnh nhân nữa qua đời sau thời gian cấp cứu, nâng số người tử vong trong sự cố tai biến y khoa trong chạy thận nhân tạo đến nay lên 8 người.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...