Sập cần cẩu dự án chống ngập, một nhà dân bị sập

GD&TĐ - Trong quá trình thi công, cần cẩu dự án chống ngăn triều Phú Định (thuộc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng) đổ khiến một nhà dân bị sập.

Hiện trường vụ sập cần cẩu
Hiện trường vụ sập cần cẩu

Chiều 22/7, đại diện Công ty Trung Nam xác nhận sự việc sập cần cẩu thi công tại Công trường Cống Phú Định (Quận 8, TP.HCM).

Cần cẩu này do Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính sở hữu và được kỹ thuật viên Công ty Trung Chính vận hành. Trong quá trình vận hành, kỹ thuật viên để xảy ra sai sót, khiến cầu vượt quá vị trí thăng bằng kỹ thuật và đổ sang phía khu vực Đình An Tài.

"Các đơn vị liên quan đang xử lý sự cố. Dự kiến, sự cố sẽ được khắc phục ngay trong chiều nay", Công ty Trung Nam cho biết.

Theo đó, trưa 22/7, người dân ở đường Đình An Tài (Phường 7, Quận 8, TP.HCM) hoảng hốt chứng kiến cảnh cần cẩu dự án chống ngập ngăn triều Phú Định (thuộc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng) của Công ty Trung Nam đổ sập xuống nhà dân.

Theo đó, cần cẩu dài khoảng 25m ở cống kiểm soát triều Phú Định đổ xuống khiến căn nhà cấp 4 bị sập mái, 3 người trong gia đình may mắn chạy ra ngoài kịp thời. Lúc này, nhiều căn nhà bên cạnh cũng bị rung chuyển.

Ngay sau đó, người dân đã báo cơ quan chức năng về sự cố này. Khoảng 10 phút sau, công an có mặt phong tỏa hiện trường, 3 người bên trong nhà được đưa ra ngoài.

Cống kiểm soát triều Phú Định thuộc dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Dự án khởi công từ tháng 6/2016, đến nay dự án mới đạt hơn 75% khối lượng công trình.

Dự kiến, nếu bàn giao tiến độ mặt bằng đúng thời hạn, đầu năm 2020, dự án về cơ bản có thể đưa vào vận hành. Đến tháng 6/2020, dự án hoàn thiện đầy đủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bức ảnh lịch sử do nhà báo Trần Mai Hưởng chụp trưa 30/4/1975. Ảnh: TTXVN.

Bức ảnh để đời của Nhà báo Trần Mai Hưởng

GD&TĐ - Hơn 10 năm làm phóng viên chiến trường, nhà báo Trần Mai Hưởng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã chụp bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975”. 

Các toa xe điện với những chủ đề khác nhau đều đưa du khách tới với… Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa gói gọn trong những toa xe lửa

GD&TĐ - 'Tuyến tàu điện số 6' ra đời nhằm tạo sự kết nối liền mạch các điểm đến ở phường Trúc Bạch, bắt đầu từ đường Thanh Niên, nối vào khu phố đi bộ.