Sao Hỏa có thể từng chứa vi khuẩn dưới lòng đất

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các nhà khoa học Pháp đưa tin, trong quá khứ, sao Hỏa có thể từng là một môi trường chứa đầy các sinh vật cực nhỏ dưới lòng đất.

4 tỷ năm trước, sao Hoả được cho là “hiếu khách” hơn nhiều so với ngày nay.
4 tỷ năm trước, sao Hoả được cho là “hiếu khách” hơn nhiều so với ngày nay.

Tuy nhiên, nếu chúng tồn tại, các dạng sống đơn giản này sẽ làm thay đổi bầu khí quyển đến mức có thể gây ra Kỷ băng hà trên sao Hỏa.

Tác giả chính của công trình, Boris Sauterey - nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trường Đại học Sorbonne (Pháp), cho biết: “Kết quả hơi u ám một chút, nhưng tôi nghĩ cũng rất thú vị. Kết quả thách thức chúng ta suy nghĩ lại cách sinh quyển và hành tinh tương tác”.

Trong nghiên cứu trên tạp chí Nature Astronomy, Sauterey và nhóm của ông đã sử dụng các mô hình khí hậu và địa hình. Từ đó, họ đánh giá khả năng sinh sống của lớp vỏ sao Hỏa cách đây khoảng 4 tỷ năm. Đó là thời điểm hành tinh đỏ được cho là đầy nước và “hiếu khách” hơn nhiều so với ngày nay.

Nhóm nghiên cứu phỏng đoán, những vi khuẩn sinh ra khí metan, tạo ra khí hydro và có thể đã phát triển mạnh mẽ ngay bên dưới bề mặt sao Hoả vào thời điểm đó. Bởi, vài inch (vài chục cm) bụi bẩn đủ để bảo vệ vi khuẩn khỏi bức xạ mạnh. Theo ông Sauterey, bất kỳ nơi nào không có băng trên sao Hỏa đều có thể tràn ngập những sinh vật này. Hiện tượng này tương tự sự xuất hiện của vi khuẩn ở Trái đất thuở sơ khai.

Tuy nhiên, khí hậu ấm áp và có thể ẩm ướt của sao Hỏa trong quá khứ được cho là nguy hiểm. Bởi, theo ông Sauterey, khi đó, có quá nhiều hydro bị hút ra khỏi bầu khí quyển mỏng, giàu carbon dioxide. Khi nhiệt độ giảm xuống gần âm 400 độ F (âm 200 độ C), bất kỳ sinh vật nào ở trên hoặc gần bề mặt cũng đều có khả năng bị chôn vùi sâu hơn.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Kaveh Pahlevan của Viện SETI (Mỹ) cho biết, các mô hình tương lai về khí hậu của sao Hỏa cần được xem xét. Ông Pahlevan đã dẫn đầu một nghiên cứu gần đây cho thấy, sao Hỏa từng là hành tinh ẩm ướt, chứa các đại dương ấm áp suốt hàng triệu năm.

Nhóm của ông kết luận, bầu khí quyển lúc đó của sao Hoả dày đặc và chủ yếu là hydro. Chất này đóng vai trò như một khí nhà kính, sau đó được vận chuyển lên độ cao hơn và mất vào không gian.

Theo ông Pahlevan, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Pháp đã điều tra tác động khí hậu do các vi khuẩn gây ra, khi bầu khí quyển sao Hỏa bị chi phối bởi carbon dioxide. Do đó, kết quả không thể áp dụng cho các thời điểm trước đó.

“Tuy nhiên, điều mà nghiên cứu của họ làm rõ là nếu sự sống hiện diện trên sao Hỏa trong khoảng thời gian trước đó, chúng sẽ có ảnh hưởng lớn đến khí hậu hiện tại”, ông Pahlevan nhận định.

Theo Phys

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.