Sao Chổi lớn nhất từng được phát hiện

GD&TĐ - Một sao Chổi khổng lồ vừa được tìm thấy ở xa trong Hệ Mặt trời có thể nặng gấp 1.000 lần so với sao Chổi thông thường.

Sao Chổi có đường kính khoảng 100 - 200km.
Sao Chổi có đường kính khoảng 100 - 200km.

Theo các nhà khoa học, đây có thể là sao Chổi lớn nhất từng được phát hiện.

Vật thể, được chính thức xác nhận là sao Chổi vào ngày 23/6. Đây là sao Cchổi C/2014 UN271 hoặc Bernardinelli-Bernstein. Sao Chổi được đặt theo tên của hai nhà khoa học phát hiện ra nó.

Các nhà thiên văn ước tính, đường kính của sao Chổi này khoảng từ 100 - 200km. Con số này gấp 10 lần so với kích thước của sao Chổi thông thường. Tuy nhiên, ước tính này được cho là chưa chắc chắn. Bởi, sao Chổi vẫn ở rất xa Trái đất.

Kích thước của sao Chổi được tính toán dựa trên lượng ánh sáng Mặt trời mà nó phản chiếu. Sao Chổi sẽ tiếp cận gần nhất với hành tinh của chúng ta vào năm 2031, nhưng vẫn ở một khoảng cách khá xa.

Năm 2031, sao Chổi sẽ ở khoảng 11 AU so với Trái đất. Đây là khoảng cách xa hơn so với quỹ đạo trung bình của sao Thổ với Mặt trời. Với khoảng cách này, những người theo dõi bầu trời vẫn sẽ cần sử dụng kính thiên văn rất lớn để quan sát.

Ngoài kích thước, điều khiến sao Chổi Bernardinelli-Bernstein đặc biệt là nó đã không ghé thăm bên trong Hệ Mặt trời 3 triệu năm. Sao Chổi xuất hiện trong quá trình quét các hình ảnh lưu trữ của Khảo sát Năng lượng Tối. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy ảnh CCD trường rộng 570 megapixel gắn trên kính viễn vọng 4 mét Víctor M. Blanco tại Đài quan sát liên Mỹ Cerro Tololo ở Chile.

Hai nhà thiên văn học Bernardinelli và Bernstein đã phát hiện ra sao Chổi bằng cách sử dụng Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi. Những hình ảnh từ năm 2014 - 2018 về sao Chổi không cho thấy phần đuôi của nó. Tuy nhiên, một quan sát độc lập từ mạng lưới Đài quan sát Las Cumbres mới đây cho thấy, sao Chổi đang được bao quanh bởi một lớp khí và bụi.

Các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu sao Chổi cho thấy cái nhìn sâu sắc hơn về cách vật thể khổng lồ này hình thành và phát triển. Đồng thời, có thể làm sáng tỏ lịch sử ban đầu của các chuyển động trong hành tinh khổng lồ thuộc Hệ Mặt trời.

“Các nhà thiên văn nghi ngờ rằng, có thể còn nhiều sao Chổi chưa được phát hiện với kích thước này trong Đám mây Oort vượt xa sao Diêm Vương và Vành đai Kuiper. Những sao Chổi khổng lồ này được cho là đã phân tán đến các vùng xa của Hệ Mặt trời bởi sự di cư của sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương trong lịch sử”, Quỹ Khoa học Quốc gia (Mỹ) cho biết.

Theo Space

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.