Sáng tạo tổ chức sân chơi trải nghiệm cho trẻ

GD&TĐ - Thời gian gần đây nhiều trường mầm non trên địa bàn TP. Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã có những cải tiến, thay đổi khá toàn diện về xây dựng, tổ chức môi trường ngoài lớp học nhằm tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

Các bé Trường mầm non Trí Đức trải nghiệm làm bánh
Các bé Trường mầm non Trí Đức trải nghiệm làm bánh

Phong phú góc trải nghiệm

Là trường mầm non đạt chuẩn quốc tế, Trường Nguyễn Du Plus, TP.Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những trường có quy mô lớn, cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất thành phố. Trong đó, khuôn viên đẹp, đa dạng các mô hình trải nghiệm ngoài trời như: bể bơi, bể nhân tạo bắt cá, sân bóng đá mini, vườn cây xanh, xích đu, cầu trượt, nhà ống, đồi núi, xe đạp, mô hình các loài vật, trò chơi nhân gian, góc khám phá khoa học … Ngoài ra, mỗi tháng, các bé còn được tham gia các hoạt động giải trí, văn nghệ, trò chơi dân gian hay giao lưu tiếng Anh… 

Thầy giáo nước ngoài giao lưu tiếng Anh cùng các bạn nhỏ Trường quốc tế Nguyễn Du Plus.
Thầy giáo nước ngoài giao lưu tiếng Anh cùng các bạn nhỏ Trường quốc tế Nguyễn Du Plus. 

Tuy diện tích còn khiêm tốn, song Trường Mầm non Trí Đức, TP.Hà Tĩnh đã biết tận dụng một cách tối ưu không gian đa chức năng trong xây dựng và tổ chức môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ. Gầm cầu thang, hành lang, khoảng trống chuyển tiếp giữa các khu vực chức năng… Được cải tạo, trang trí thành vườn treo, góc thư giãn yêu thích của trẻ. Khoảng sân giữa trường như một mô hình kép, vừa tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, vừa là sân chơi để trẻ thỏa thích đi xe đạp, chơi bập bênh, cầu trượt… sau những giờ giải lao.

Trường Mầm non quốc tế Trung Kiên, TP.Hà Tĩnh lại có sáng kiến vận dụng mô hình “Dạy học theo dự án” - trao cho trẻ quyền chủ động và sáng tạo trong mở rộng và khám phá kiến thức. Lãnh đạo nhà trường cho biết, với sự hỗ trợ khuyến khích, khơi gợi của giáo viên, trẻ tự khám phá, tìm hiểu thực tiễn thông qua việc tham quan trong và ngoài trường hoặc mời chuyên gia, nghệ nhân đến thăm lớp, trò chuyện cùng trẻ. Trẻ được kể lại những gì đã biết, từ đó tự tạo ra sản phẩm bằng tranh vẽ, nặn, kể chuyện, múa hát, làm thiệp... Với mô hình này, cha mẹ trẻ là người đồng hành cùng các con học hỏi, khám phá... 

Bà Trần Thị Thủy Nga, Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP.Hà Tĩnh, cho biết: “Môi trường giáo dục trẻ ngoài trời được các nhà trường, giáo viên quan tâm xây dựng hàng đầu với tính chất mở, sắp xếp các góc chơi hợp lý, bố trí khoảng không gian phù hợp cho trẻ hoạt động. Điển hình như: Trường quốc tế Nguyễn Du Plus, Trường mầm non Trí Đức, Trường mầm non quốc tế Trung Kiên,Trường công lập như Mầm non 1, Trường mầm non Trần Phú… Nhờ vậy mà mỗi giờ lên lớp, trẻ đều rất hứng thú, còn giáo viên thì tạo tính năng động, sáng tạo. Những giờ trải nghiệm ngoài trời, chính là xây dựng nên những kỹ năng cần thiết cho trẻ”.

Cần nâng cao công tác quản lý

“Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ, nhiều trường mầm non tại thành phố đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn. Các trường tận dụng diện tích đất trong nhà trường, diện tích sân vườn và diện tích các khu vực bổ trợ cho hoạt động ngoài trời của trẻ. Có diện tích đất đủ rộng, nhà trường có thể bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp hơn” – bà Trần Thị Thủy Nga nói.

Trải nghiệm một ngày làm “chú” bộ đội cùng các bạn nhỏ Trường mầm non Trí Đức, TP Hà Tĩnh.
Trải nghiệm một ngày làm “chú” bộ đội cùng các bạn nhỏ Trường mầm non Trí Đức, TP Hà Tĩnh. 

Ở góc độ quản lý, bà Nga cũng cho biết, để những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học đạt như mong muốn thì cần được các nhà quản lý nghiên cứu, tìm hiểu kỹ như: Bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường và khu chơi thể thao (cột bóng rổ, thang leo, sân chơi bóng đá mini…); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng…); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi…; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi… 

“Đặc biệt, với yếu tố thời tiết khí hậu nắng nóng, mưa nhiều, các nhà trường cần xác định sân chơi của trẻ rất cần có cây xanh bóng mát, hệ thống mái tôn mái lá góp phần tạo bóng mát cho sân chơi của trẻ nhưng cũng không thể thay thế cho hệ thống cây bóng mát được, việc trồng các cây bóng mát vẫn phải được chú trọng” – bà Nga nói thêm. 

Tuy nhiên, Phòng GD&ĐT thành phố cũng đánh giá môi trường bên ngoài một số trường chưa được thiết kế một cách tổng thể, việc bố trí sắp xếp chưa hướng đến trẻ mà còn nặng về trưng bày. Đang nặng về trang trí còn rườm rà, màu sắc chưa phong phú, kỹ thuật cắt dán hoặc vẽ còn vụng về, bố trí các góc chưa chú ý đến tính động, tĩnh. Nhiều đồ dùng, đồ chơi do giáo viên làm ra còn mang tính trưng bày mà chưa hướng đến hiệu quả. Một số sân trường được bê tông hóa nên việc bố trí các góc chơi thiếu tự nhiên, chưa gần gũi hoặc chưa dành không gian cho trẻ hoạt động. Phòng đã tổ chức cho các trường tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau để tiếp tục cải thiện môi trường giáo dục. Mẫu 3 – Trích dẫn quan trọng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.