Sáng tạo dạy học trong mùa dịch ở ngôi trường lá cờ đầu cấp tiểu học tỉnh Quảng Ninh

GD&TĐ - Tại trường Tiểu học Hạ Long, các cô giáo được ví như những "chiến binh" dạy trực tuyến lúc cao điểm Covid-19. Nay họ lại tích cực nhập cuộc sáng tạo, trách nhiệm tham gia dạy học thay sách với tinh thần cao nhất

Sáng tạo và trách nhiệm trong từng giờ lên lớp để học sinh chăm ngoan học giỏi
Sáng tạo và trách nhiệm trong từng giờ lên lớp để học sinh chăm ngoan học giỏi
Nói như nhà giáo Nguyễn Thị Thu Thủy, Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: Nếu HS thấy mới thì GV phải là người đầu tiên tiếp cận cái mới đó và truyền tải những cái hay của sách. Triển khai dạy sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 1, chủ động nhập cuộc, các cô giáo đã hết sức nỗ lực, sáng tạo và trách nhiệm với công việc khi sách mới đối với cả cô và trò.

Chủ động nhập cuộc

Cô giáo Trần Phương Thảo dạy thay sách lớp 1, chia sẻ: "Sau khi nhận sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã chủ động tìm hiểu một cách thấu đáo chương trình môn học. Xác định rõ là sách giáo khoa mới sẽ mới với cả cô và trò nên phải nắm chắc nội dung và cách thức truyền đạt sao cho hiệu quả nhất. Bản thân tôi cũng phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn của mình. Bởi có làm chủ được kiến thức môn học mà mình sẽ dạy thì mới dạy tốt được".

Từ thực tế triển khai dạy học với SGK mới, cô Phương Thảo cho rằng: Mỗi giáo viên (GV) đều cần dành thời gian đầu tư, nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung, kế hoạch môn học, bài học; lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm. Ngoài ra, các lớp cần được trang bị đầy đủ hệ thồng máy chiếu, âm thanh để phục vụ cho việc giảng dạy của GV đạt hiệu quả cũng như tiếp thu bài của học sinh (HS) hiệu quả  hơn.

Các cô giáo lên sóng truyền hình dạy trực tuyến trong những ngày học sinh toàn tỉnh tạm dừng đến trường.
Các cô giáo lên sóng truyền hình dạy trực tuyến trong những ngày học sinh toàn tỉnh tạm dừng đến trường.

Còn cô giáo Nguyễn Thị Hiền cũng là GV dạy lớp 1, chia sẻ: "Ngay khi được giao nhiệm vụ tôi đã xây dựng kế hoạch môn học, kế hoạch các bài học cụ thể. Đảm bảo đúng, đủ nội dung tập huấn chuyên môn đã được Bộ GD&ĐT, Phòng GD&ĐT TP Hạ Long và Ban giám hiệu trường tổ chức, cũng như tham khảo thêm các tài liệu hướng dẫn".

Ngoài ra cô Hiền còn chủ động trao đổi với đồng nghiệp nội dung các bài học để xây dựng kế hoạch, các phương pháp tiếp cận phù hợp.

Việc xây dựng kế hoạch bài học thật tỉ mỉ đúng với khung chuyên môn Phòng Giáo dục đã thống nhất. Cùng với đó là việc nghiên cứu đổi mới trong việc tổ chức các hoat động dạy học, tìm hiểu về hình thức, phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực. Từ đó xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chát và năng lực người học. Chuẩn bị chu đáo các tiết dạy, các điều kiện dạy học từ đồ dùng thiết bị dạy học như máy chiếu, máy tính, loa máy để các tiết học sáng tạo gây hứng thú trong học sinh.

Sáng tạo trong từng giờ lên lớp

Các cô giáo đều cho biết, đặc biệt chú ý đến tinh thần đổi mới của SGK được thể hiện trong từng môn học, từng tiết dạy. Mỗi HS đều có những điểm khác biệt, GV cần tổ chức các hoạt động dạy theo hướng phát triền phẩm chất và năng lực của người học, phát huy khả năng tự học, tự sáng tạo, bằng cách tăng cường thời lượng rèn luyện, thực hành ở trên lớp, kỹ năng hợp tác - làm việc nhóm, giúp các em làm chủ trong quá trình học và tiếp thu kiến thức, được trình bày kết quả học tập của mình dưới sự hướng dẫn, nhận xét, đánh giá của GV.

Ở lớp 1 A1 của cô giáo Bùi Hiền, sau khi đã nghiên cứu thật kĩ từ cấu trúc, nội dung, mục tiêu của các bài học để xây dựng kế hoạch bài học theo hướng phát triển các phẩm chất và năng lực cho người học. Cô giáo đã sáng tạo vào trong dạy học giúp cho giáo viên truyền thụ kiến thức đến học sinh một cách dễ dàng nhất. Trước tiên là sáng tạo trong việc soạn giáo án chính là thiết kế các hoạt động để làm thế nào vừa trao đổi kiến thức cho học sinh, vừa phát triển năng lực cho học sinh.

Khuyến khích sự sáng tạo để học sinh được đưa ra ý kiến của bản thân, liên hệ với thực tế để đưa ra các tình huống.
Khuyến khích sự sáng tạo để học sinh được đưa ra ý kiến của bản thân, liên hệ với thực tế để đưa ra các tình huống.

Cô Hiền cho biết đã sáng tạo ở khâu tổ chức các hoạt động: Các thầy cô sử dụng các phương pháp hoạt động nhóm để học sinh được chia sẻ với các bạn, đưa ra ý kiến của bản thân, liên hệ với thực tế để đưa ra các tình huống, từ các tình huống đó học sinh phải tự đi tìm câu trả lời dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Cùng với đó là việc ứng dụng, chọn lọc CNTT sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường.

Với cô giáo Nguyễn Thị Giang dạy lớn 1 A9, quan điểm được đưa ra là phải đổi mới từ việc soạn giảng, phương pháp giảng dạy phải tạo cho HS sự tự tin khi tham gia hoạt động trong tiết học. Sao cho GV chỉ là người tổ chức, hướng dẫn còn HS được tham gia trao đổi, chủ động nắm bắt kiến thức. Việc dạy học phù hợp với sự nhận thức của HS, từ dễ đến khó, từ trừu tượng đến cụ thể. Đưa cuộc sống vào bài học để HS dễ dàng tiếp thu được kiến thức. Trong các tiết học sẽ tổ chức các hoạt động tạo hứng thú học tập cho HS. Từ đó các em tò mò, muốn truy tìm kiến thức, kiến thức, bằng cách đó sẽ giúp các em nhớ bài lâu hơn.

Giao việc đúng người, chia sẻ và cùng làm việc, chuyển quản lý quy trình sang quản lý quá trình làm việc của GV, tạo điều kiện để GV phát huy tính chủ động sáng tạo đổi mới, đồng thời tích cực chuyển đổi số trong quản lý và quản trị nhà trường đã mang đến luồng gió mới trong thi đua.
GV đã chủ động nhập cuộc, đẩy mạnh sáng tạo trong cách dạy, hướng đến phát triển tư duy của HS theo đúng tinh thần đổi mới của SGK. HS đã hứng thú, vui vẻ, chủ động, thậm chí là rất sáng tạo trong học tập, rất thích thú, nâng niu ngắm nhìn, tìm tòi khám phá từng trang sách mới. - Nhà giáo Nguyễn Thị Thu Thủy – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hạ Long.                                                        

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ