Giáo dục Quảng Ninh: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục

Giáo dục Quảng Ninh: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục

(GD&TĐ) - Nói tới Quảng Ninh, người ta nhắc ngay tới một vùng đất  du lịch với di sản thiên nhiên thế  giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị  thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, đền Cửa Ông, đình Quan Lạn, đình Trà Cổ, núi Bài Thơ...  thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Còn với giáo dục Quảng Ninh thì sao? 

Giáo dục là mục tiêu phát triển

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển tặng Cờ thi đua xuất sắc cho Sở GD&ĐT Quảng Ninh ảnh 1
Thứ  trưởng  Bộ  GD&ĐT  Nguyễn  Vinh  Hiển  tặng  Cờ  thi  đua  xuất  sắc cho Sở GD&ĐT Quảng Ninh

Bên cạnh phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch biển… giáo dục cũng là một trong những mục tiêu phát triển của Quảng Ninh. Vì vậy, các cấp ban, ngành, đặc biệt là Sở GD&ĐT luôn tích cực tham mưu với lãnh đạo tỉnh về quy mô xây dựng trường lớp, bồi dưỡng giáo viên, học sinh…

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có 427 trường học ở cấp phổ thông trong đóTrung học phổ thôngcó 57 trường,Trung học cơ sở có 190 trường,Tiểu học có 180 trường, bên cạnh đó còn có 207 trường mầm non. 

Trong năm học 2012-2013,  trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà, Sở GD&ĐT Quảng Ninh đã tham mưu với lãnh đạo Tỉnh và Bộ GD&ĐT thống nhất các nội dung trong việc thành lập trường Đại học Hạ Long, xúc tiến đầu tư thành lập trường Đại học quốc tế và mở các Phân hiệu của các trường Đại học lớn có uy tín tại Quảng Ninh. Việc thành lập trường Đại học Hạ Long trên cơ sở sáp nhập, nâng cấp các trường: Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh; Trung cấp Kinh tế; Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long. Trong Quý II/2013 đã trình Bộ GD&ĐT tổng thể Đề án Đại học Hạ Long.

Các trường phổ thông, giáo dục mũi nhọn được quan tâm và chú trọng bằng việc quy hoạch xây dựng hệ thống trường trọng điểm, chất lượng cao vệ tinh ở các cấp học, trước mắt xây dựng Đề án của các trường trung học cơ sở chất lượng cao để tạo nguồn cho trường trung học phổ thông Chuyên Hạ Long. Một số địa phương trong tỉnh như: Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên… đã xây dựng xong các Đề án để tổ chức thực hiện.

Lãnh đạo tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể giáo viên xuất sắc tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 01-NQ-T.Ư về xây dựng xã hội học tập. ảnh 2
Lãnh đạo  tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể giáo viên  xuất  sắc tại Hội nghị  sơ kết  thực  hiện Nghị quyết 01-NQ-T.Ư về  xây dựng xã hội học tập.

Luôn quan tâm chăm lo tới đội ngũ nhà giáo

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường lớp thì chất lượng đội ngũ thầy và trò cũng luôn được quan tâm, chăm lo. Đội được ngũ giáo viên được quan tâm, bồi dưỡng nâng cao trình độ về nghiệp vụ chuyên môn như mở các lớp bồi dưỡng trong hè, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý. Đặc biệt, Sở GD&ĐT đã xây dựng và ban hành Quy chế luân chuyển, điều động bổ nhiệm cán bộ quản lý; định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức diện quy hoạch. 

Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì, củng cố vững chắc. 14/14 huyện đạt chuẩn phổ cấp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, có 02 địa phương đạt chuẩn mức độ 2. 14/14 huyện (thị xã, thành phố),186/186 xã (phường, thị trấn) tiếp tục duy trì, giữ vững phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo đúng tiến độ đề ra. Hiện tại 170/186 (91,4%) xã, phường, thị trấn đã kiểm tra đủ điều kiện được công nhận đạt chuẩn phổ cập. Phấn đấu năm 2013, tỉnh Quảng Ninh được công nhận đạt chuẩn phổ cập.

Bên cạnh sự quan tâm chăm lo các chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh theo các quy định của Nhà nước và của Tỉnh thì các ban, ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng luôn đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Trong năm học 2012-2013 tỉnh đã chi 12 tỷ đồng cho việc hỗ trợ thiết bị dạy học cho hệ thống trường ngoài công lập. Đặc biệt cán bộ, giáo viên các trường ngoài công lập đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ cũng được hưởng chế độ chính sách như các trường công lập và tỉnh có chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh là con của người có công với nước, đối tượng chính sách đang học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.

Sở GD&ĐT Quảng Ninh cũng khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập chất lượng cao như mô hình trường: Mầm non quốc tế Hạ Long, Tiểu học Lễ Văn, Tiểu học –trung học cơ sở – trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, tiểu học -  trung học cơ sở – trung học phổ thông Văn Lang. 

Là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch… nhưng Quảng Ninh cũng còn gặp khó khăn trong phát triển giáo dục. Đó là một thực tế vì đặc điểm địa hình miền núi trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi, nhiều dân tộc sinh sống (34 dân tộc). Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, sự cố gắng nỗ lực, cố gắng của toàn Ngành, Giáo dục Quảng Ninh thực sự đã có những bước chuyển mình, đó là minh chứng rõ nhất cho việc liên tiếp trong 5 năm học gần đây, tỉnh đều vinh dự được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD&ĐT.

Những thành tích đã đạt được trong năm học 2012 - 2013

- Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 84,5% (tăng 4,5% so với năm học 2011-2012).

-Toàn tỉnh hiện có 332 trường chuẩn quốc gia, trong đó mầm non: 73 trường; Tiểu học: 145 trường; THCS: 90 trường; THPT: 24 trường (đạt 52,4% tổng số trường hiện có, tăng 21 trường và 2,9% so với năm học 2011-2012).

- Là 1 trong 19 tỉnh, thành phố của cả nước được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD&ĐT; 12/16 lĩnh vực công tác được công nhận hoàn thành xuất sắc.

Hiền Anh

Thay đổi tư duy khởi nghiệp cho sinh viên sau dịch bệnh. Ảnh: T.G

Tìm đường vượt khó: Thay đổi để thích ứng

GD&TĐ - Dịch bệnh là điều không ai mong muốn. Nhìn ở góc độ khác, dịch bệnh là thước đo “sức khỏe” các trường trong việc thích ứng sự biến đổi. Chuyển đổi hình thức dạy học, vừa dạy học vừa chống dịch… là những điều tích cực mà Covid-19 mang lại.
Ảnh minh họa

Nguyên hiệu trưởng 3 trường THCS chia sẻ về Ban phụ huynh

GD&TĐ - NGƯT.TS Trần Thị Kim Liên - Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội, từng là hiệu trưởng của 3 trường THCS tại Hà Nội – đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện về Ban đại diện cha mẹ học sinh (BPH) đang được dư luận quan tâm hiện nay.
Học viên ngành chăn nuôi thực hành trên gia súc

Ngành chăn nuôi - Nhiều cơ hội việc làm

GD&TĐ - Các đợt tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, ngành chăn nuôi thường không có nhiều thí sinh quan tâm. Tuy nhiên, về tiềm năng sinh viên nhóm ngành này lại có rất nhiều cơ hội việc làm; đặc biệt hiện nay, khi Nhà nước đang dành nhiều ưu tiên để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có ngành chăn nuôi.
Đổi mới thi chọn học sinh giỏi

Đổi mới thi chọn học sinh giỏi

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục đổi mới công tác thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thi chọn, tập huấn các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế.
Tất cả trường học của Bình Dương dừng mọi hoạt động tham quan

Tất cả trường học của Bình Dương dừng mọi hoạt động tham quan

(GD&TĐ) - Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại sáng nay (30/12) về vụ việc 7 học sinh bị đuối nước trên biển Cần Giờ, ông Dương Thế Phương – Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương - cho biết: Sở GD&ĐT đã có công văn khẩn gửi các Phòng GD&ĐT, nhà trường yêu cầu dừng tất cả các hoạt động tham quan.