Sáng kiến tiết kiệm hàng tỉ đồng của cô giáo người Tày

GD&TĐ - Sáng kiến của cô Nông Thị Loan- Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) trong việc sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học trong huyện đã giúp ngân sách nhà nước tiết kiệm hàng tỉ đồng mỗi năm.

Sáng kiến tiết kiệm hàng tỉ đồng của cô giáo người Tày

Vưới cương vị là người đứng đầu Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lạc, cô giáo Nông Thị Loan có sáng kiến rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học, đưa các điểm trường lẻ, lớp lẻ về điểm trường chính theo hướng thành lập mới hoặc chuyển đổi các trường phổ thông thành trường phổ thông dân tộc bán trú. Sáng kiến này đã giúp cho ngân sách nhà nước tiết kiệm hàng tỉ đồng mỗi năm.

Năm 1991, cô Nông Thị Loan tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc và công tác tại Trường cấp 2- 3 huyện Bảo Lạc. Trải qua nhiều cương vị công tác: Bí thư Đoàn trường, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bảo Lạc, cô Loan luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Do có nhiều thành tích xuất sắc, năm 2011, cô Loan được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lạc.

Trên cương vị là người đứng đầu ngành GD&ĐT huyện Bảo Lạc, cô Loan luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục tại vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế, văn hóa còn kém phát triển.

Chứng kiến thực trạng tại các phân trường ở huyện Bảo Lạc chỉ có khoảng hơn 20 học sinh, lớp chỉ có 6 - 10 học sinh và 1 giáo viên xoay sở với 3 loại giáo án khác nhau cho 3 trình độ lớp 3, 4, 5 hoặc 2, 3, 4 trong một lớp học. Học sinh chưa kịp hiểu bài này thì cô giáo phải dạy sang bài lớp khác cho kịp thời gian.

Bảo Lạc là huyện đầu tiên của tỉnh xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, từ đó thu hút trẻ trong độ tuổi đi học tăng từ 80% đến 99%, học sinh học lực yếu, bỏ học từ 5% giảm còn 1%. Năm học 2016 - 2017, hơn 90% số xã của huyện có trường THCS, tiểu học, mầm non bán trú.

Không có trang thiết bị, thời gian để giải thích hỗ trợ thêm cho bài giảng. 133 điểm trường thôn, bản/156 lớp ghép của 16 xã đều trong tình trạng như vậy. Học sinh tiểu học tại các phân trường lẻ thiệt thòi vì môi trường học tập không hiệu quả.

Cô Loan cho hay: Nếu tình trạng này kéo dài không chỉ giảm chất lượng dạy và học mà còn lãng phí cơ sở vật chất tại nhiều phân trường.

So với trường học tại trung tâm xã có từ 50 - 100 học sinh trở lên, một lớp có từ 20 - 35 học sinh/giáo viên dạy một trình độ, còn phân trường lẻ mỗi lớp chỉ có từ 6 - 10 học sinh với 1 giáo viên dạy 3 trình độ.

Tính ra số lượng học sinh mỗi lớp chưa đủ 1 biên chế giáo viên. Thừa về quy mô, thiếu về chuyên môn, phân trường lớp lẻ như bài toán chưa tìm ra phương án giải quyết.

Các phân trường ít học sinh không đáp ứng nâng cao chất lượng giáo dục, số tiền Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất phân trường, lớp lẻ bị lãng phí.

Trước thực trạng này, cô Loan đã phân tích sự cần thiết dồn học sinh phân trường, lớp lẻ về trường xã, điểm trường trung tâm học bán trú để giảm số lượng lớp ghép, sử dụng hiệu quả biên chế giáo viên, tăng dạy học 2 buổi/ 1 ngày.

Nhờ dạy học 2 buổi/ 1 ngày, học sinh vừa được hưởng chế độ hỗ trợ bán trú vừa có điều kiện tổ chức phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục.

Cô Loan đã cùng với Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lạc quy hoạch mạng lưới trường, lớp tiểu học, dồn, ghép học sinh để tổ chức các điểm trường bán trú nhằm giảm số lượng lớp ghép.

Từ năm 2013 - 2017, giải pháp quy hoạch mạng lưới trường, lớp của huyện đã giảm 50 điểm trường lẻ, giảm 72 lớp ghép, dư ra 140 biên chế giáo viên để bố trí cho các trường, điểm trường còn thiếu, sử dụng hiệu quả biên chế được giao.

Nhờ những sáng kiến này, Phòng GD&ĐT Bảo Lạc đã tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước 2,5 tỷ đồng từ giảm chi phí thanh toán tiền dạy lớp ghép hằng năm, tăng hiệu quả hưởng thụ chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú, giảm đầu tư kinh phí xây dựng lớp học mầm non, nhà công vụ.

Bảo Lạc là huyện đầu tiên của tỉnh xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, từ đó thu hút trẻ trong độ tuổi đi học tăng từ 80% đến 99%, học sinh học lực yếu, bỏ học từ 5% giảm còn 1%. Năm học 2016 - 2017, hơn 90% số xã của huyện có trường THCS, tiểu học, mầm non bán trú.

Hiện nay, hệ thống mạng lưới trường, lớp giữ ổn định, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Thời gian tới, ngành GD-ĐT Cao Bằng tiếp tục sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT có nhiều cấp học trên địa bàn các huyện, thành phố, phù hợp tình hình thực tế.

Học tập kinh nghiệm của Bảo Lạc, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang áp dụng các mô hình bán trú. Toàn tỉnh có 1.122 điểm trường, trong đó có 590 điểm trường mầm non, 507 điểm trường tiểu học, 25 điểm trường THCS.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.