Sáng kiến nhỏ, lan tỏa rộng

GD&TĐ - Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là thực hiện Chương trình GDPT mới, đội ngũ nhà giáo đang từng ngày nỗ lực trong dạy học. Ở vùng sâu, vùng xa, giáo viên đã vượt khó, chủ động, sáng tạo trong từng bài giảng…

Tiết dạy minh họa của giáo viên Trường TH Phan Ngọc Hiển (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu.
Tiết dạy minh họa của giáo viên Trường TH Phan Ngọc Hiển (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu.

Từ những việc nhỏ

Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) là đơn vị điển hình tiên tiến trong dạy, học vừa được tuyên dương tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VII. Theo cô Nguyễn Thị Ngọc Tươi, Hiệu trưởng nhà trường, sau 5 năm thành lập, trường có 32 lớp với 1.100 học sinh, 100% học sinh học 2 buổi/ngày, 50% học sinh học bán trú. Nhà trường luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, 5 năm học liền trường đều được công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Đặc biệt, năm học 2016 - 2017 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua”.

Chia sẻ về nỗ lực đổi mới, sáng tạo của trường, cô Tươi cho biết: Trong tâm thế thực hiện Chương trình, SGK mới, nhà trường quan tâm đến việc đào tạo và tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Những năm qua, trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh; Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; Thầy cô dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

“Trước hết, mỗi giáo viên nhận thức được tinh thần đổi mới, phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng đáp ứng theo tinh thần đổi mới. Bản thân mỗi  thầy cô có quyết tâm đổi mới trước khi có tác động từ bên ngoài vào, đặc biệt là việc nâng cao trình độ.  Trường có 1 cán bộ quản lý đạt trình độ thạc sĩ, 53 cán bộ, giáo viên đạt trình độ đại học...”, cô Nguyễn Thị Ngọc Tươi cho biết.

Một trong điểm sáng của Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển là mục tiêu “Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống”. Theo cô Nguyễn Thị Ngọc Tươi, để thực hiện mục tiêu này, mỗi giáo viên phải không ngừng đổi mới. Hiệu trưởng cùng với thầy cô tổ chức các tiết dạy thực nghiệm để làm quen, rút kinh nghiệm. Căn cứ vào điều kiện dạy học, năng lực đội ngũ,  trường chuyển từ dạy học theo định hướng phát triển kiến thức, kỹ năng sang dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Vì thế mỗi giáo viên của trường đã và đang có sự chuyển mình trong tư duy, hành động để thực hiện mục tiêu chung là phát huy hiệu quả của bộ SGK mới...

Cô, trò lớp 1 Trường TH Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trong giờ học SGK mới.
Cô, trò lớp 1 Trường TH Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trong giờ học SGK mới.

“Điểm sáng” ở vùng sâu, vùng xa

Từ nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, Trường Tiểu họcVĩnh Hòa 2 (huyện U Minh Thượng, Kiên Giang) trở thành điểm sáng về phong trào đổi mới dạy, học. Cô Nguyễn Thị Nhung, GV Trường Tiểu học Vĩnh Hòa 2  chia sẻ: Trường thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kiên Giang, đa số học sinh là con em gia đình làm nông nghiệp, nên điều kiện học tập, cũng như ý thức học chưa cao.

Trong  23 năm công tác, bản thân cô Nhung luôn tâm niệm là dạy học không có nghĩa là dạy tri thức, mà làm sao cho các em hiểu ý nghĩa của việc học,  xây dựng lòng đam mê, sự khao khát vươn lên trong cuộc sống, làm người có ích thì việc học mới đạt kết quả cao.

Với vai trò tổ trưởng chuyên môn, cô Nhung cũng luôn chủ động trong việc tham mưu với Ban Giám hiệu và phối hợp chặt chẽ cùng các thành viên trong tổ để nâng cao chất lượng dạy và học; xây dựng tốt kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ, thường xuyên tổ chức thao giảng, giúp đỡ đồng nghiệp. Trong quá trình giảng dạy, bản thân cô có nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả thiết thực được Hội đồng sáng kiến cấp huyện công nhận.

Cô Nhung cho hay: “Sáng tạo thì không ngại thử thách khó khăn. Tôi luôn tìm ra ý tưởng từ đồng nghiệp và học sinh, từng bước thoát ra ngoài tư duy “đóng khung” và luôn lắng nghe ý tưởng mới, tư đó vận dụng các phương pháp giảng dạy và giáo dục tích cực, khơi dậy và phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, tôi còn tạo điều kiện cho học sinh tư duy, thực hành nhiều hơn, nhiệt tình bồi dưỡng năng khiếu, quan tâm sâu sát đến từng học sinh, đặc biệt là các em hoàn cảnh khó khăn.  Đồng thời, bản thân cũng luôn tích cực nghiên cứu, cải tiến, tự làm đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy”.

Trường Tiểu học Huỳnh Thị Kim Liên (huyện Thới Bình, Cà Mau) cũng là điểm sáng đổi mới dạy, học. Theo thầy Nguyễn Thanh Nhàn, Hiệu trưởng nhà trường, chất lượng giáo dục trước hết phải là chất lượng đội ngũ.Không thể nâng chất lượng giáo dục khi đội ngũ nhà giáo yếu về chuyên môn, thiếu nhiệt tình và thiếu tấm lòng “Vì học sinh thân yêu”. Thầy Nhàn tâm sự: “Làm thế nào để xây dựng được đội ngũ giáo viên mạnh? Đó là câu hỏi khó và không dễ có đáp án chung cho mỗi trường, nhà quản lý giáo dục. Trước hết, phải lựa chọn  người có nền kiến thức bộ môn căn bản và kiến thức phổ thông vững. Cần phải xây dựng cho giáo viên lòng yêu nghề, thiết lập nền nếp kỷ cương trong chuyên môn, trong dạy và học, tạo được phong trào thi đua tích cực trong tập thể giáo viên và trong học sinh… Đây là những giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu, đặc biệt là phong trào đổi mới, sáng tạo dạy học...”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.