Sáng kiến không phù hợp

Sáng kiến không phù hợp

Mới đây, Trường THPT Trần Quang Khải (quận 11, TPHCM) trang bị trên 2.400 tấm kính chống giọt bắn cho học sinh trong ngày đi học lại. Ở Trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, Đà Nẵng), Trường Tiểu học Nhị Đồng (phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương)… phụ huynh cũng tự trang bị thiết bị chống giọt bắn cho con em và giáo viên. Hình ảnh học sinh vừa mang khẩu trang kín mít, vừa đội nón chống giọt bắn ngồi học trong cái nắng vào hè gay gắt gây xôn xao dư luận. 

Nhóm phụ huynh ủng hộ tấm kính chống giọt bắn cho rằng cách làm này sẽ tăng thêm độ an toàn cho trẻ khi tiếp xúc môi trường tập thể, càng cẩn thận càng tốt. Trong khi đó, nhiều phụ huynh khác thì phản đối, cho rằng sản phẩm chống dịch này gây khó khăn cho học sinh. “Bọn trẻ hiện nay số đông đeo kính cận, kính loạn, giờ thêm khẩu trang, tấm chắn giọt bắn trong nắng hè, vừa ngộp thở, khó nhìn, chắc chắn không thoải mái, không tốt cho sức khỏe!”, một bà mẹ ý kiến.

Có thể chia sẻ được nỗi lo của cha mẹ khi cho con đến trường trong mùa dịch. Tuy vậy, những sáng kiến thương con kiểu trên, có thể nói là… bằng 10 hại con. Chuyên gia về bệnh nhiễm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM), khẳng định việc cho học sinh đeo tấm chắn kính là không cần thiết. Bởi thiết bị này chỉ dành cho người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân, đối diện với người bệnh nhằm ngăn giọt bắn bất ngờ. Trong khi học sinh ngồi học cùng hướng, không ảnh hưởng. Đeo tấm chắn liên tục trong giờ học, nhất là trong thời tiết nắng nóng là điều không nên. Tầm nhìn của học sinh sẽ bị ảnh hưởng, nhìn không rõ, mỏi mắt, có khả năng ảnh hưởng thị lực. Đó là chưa kể các em đùa nghịch có thể gây bể gãy, dẫn đến nhiều câu chuyện ngoài ý muốn khác.

Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 sáng 6/5 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị không nên cho học sinh đeo nón có tấm kính chống giọt bắn. Cũng tại cuộc họp này, các đại biểu nhấn mạnh, so với bệnh viện, giao thông công cộng, chợ… môi trường giáo dục được cho là ít nguy cơ hơn bởi đối tượng được kiểm soát; học sinh vào học được kiểm soát thân nhiệt cả ở gia đình và trước khi vào lớp học.

Dịch Covid-19 trong bối cảnh mới đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương, trong đó có giáo dục không được chủ quan, lơ là. Tuy vậy, cũng không vì quá lo lắng mà áp dụng những biện pháp máy móc, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là đã đi học thì phải bảo đảm an toàn, dựa trên khuyến cáo của Bộ Y tế. Căn cứ vào khuyến cáo trên, Bộ GD&ĐT đã ban hành 15 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong trường học. Trong đó, không đề cập đến việc yêu cầu thầy, trò đeo tấm kính chắn giọt bắn khi đến trường.

Làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế và cơ quan chuyên môn là cần thiết. Nhà trường và phụ huynh không nên sáng tạo những biện pháp chống dịch không phù hợp môi trường học đường. Lợi bất cập hại, vừa lãng phí vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe giáo viên và học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.