Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận dự án Luật Nhà giáo

GD&TĐ - Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục họp đợt thứ 2 từ ngày 20 - 30/11. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Một trong những nội dung quan trọng, nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội chính là chính sách tiền lương, phụ cấp và đãi ngộ đối với nhà giáo.

Đề cập về các chính sách này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo.

Đồng thời, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời bổ sung các chính sách mới, đặc thù để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Nhiều ý kiến trong Ủy ban đề nghị nghiên cứu xây dựng chính sách theo hướng khuyến khích nhà giáo giỏi làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục; xây dựng đội ngũ quản lý giáo dục chuyên nghiệp.

Về tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhất trí với quy định trong dự thảo Luật và cho rằng đây là nội dung quan trọng, cần thiết để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, nhất là Kết luận số 91-KL/TW ngày 12.8.2024 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.

Tán thành các chính sách ưu tiên, hỗ trợ, thu hút nhà giáo như quy định tại dự thảo luật.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết của Đảng về cải cách chính sách tiền lương; cân nhắc việc quy định chính sách tiền lương đối với nhà giáo ở khu vực ngoài công lập.

Không quy định lại chính sách thuê nhà công vụ đã được quy định trong Luật Nhà ở; đánh giá tác động kỹ lưỡng để bảo đảm khả thi, nhất là về nguồn lực thực hiện đối với chính sách bảo đảm chỗ ở tập thể cho nhà giáo khi đến công tác tại vùng nông thôn.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhất trí quy định về chính sách của Nhà nước đối với việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo. Đồng thời, cho rằng, đây là khung chính sách lớn, được tiếp tục cụ thể hóa tại các điều, khoản trong dự thảo luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bản Seo Hay là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Si La.

Ngôi trường 'trên mây'

GD&TĐ - Người Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất tại Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại huyện Mường Tè (Lai Châu).

Chiếc đồng hồ Casio nhỏ gọn, đồng hành trong học tập. Ảnh: Tấn Quyết

'Thủ quỹ' thời gian!

GD&TĐ - 'Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?' - mỗi lần như vậy là tôi lại dành ra chút thời gian để 'hỏi ý kiến trợ giúp' của 'thủ quỹ' thời gian Casio...