“San sẻ trách nhiệm xã hội” – Hành động tạo nên giá trị thương hiệu lâu dài

GD&TĐ - Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn “san sẻ trách nhiệm xã hội” để truyền năng lượng tích cực đến nhân viên, đồng thời “thu phục” niềm tin của người tiêu dùng, đưa thương hiệu phát triển lớn mạnh, bền vững.

“San sẻ trách nhiệm xã hội” – Hành động tạo nên giá trị thương hiệu lâu dài

Đại dịch Covid đã gây ra nhiều khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hoạt động sản xuất - kinh doanh bị tác động. Nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoặc đóng cửa, hàng triệu người lao động mất việc làm hoặc giãn công do sản xuất đình đốn, đời sống của rất nhiều người dân gặp khó khăn.

Trong bối cảnh đó, rất nhiều doanh nghiệp dù cũng đang gặp khó khăn song vẫn sẵn sàng nêu cao tinh thần trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.

Điều đáng nói là, những nghĩa cử cao đẹp đó không phải là sự chia sẻ nhất thời, mà phản ánh sinh động về triết lý kinh doanh, về sự lựa chọn những giá trị bền vững của doanh nghiệp cho chính mình và cho cả xã hội.

“San sẻ trách nhiệm xã hội” – Hành động tạo nên giá trị thương hiệu lâu dài ảnh 1

“Các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua đã san sẻ lẫn nhau, tìm cách giúp khách hàng, giúp các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp cũng đã rất chủ động trong việc chia sẻ bớt khó khăn với Nhà nước. Đó là điều rất đáng quý”, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Techcombank có thể coi là một ví dụ điển hình. Đồng hành cùng chính quyền thành phố TP. HCM và các tỉnh miền Nam trong hơn 3 tháng cao điểm thách thức của dịch bệnh, Techcombank đã đóng góp hơn 206 tỷ đồng để cung ứng thiết bị y tế cấp thiết đến các bệnh viện, hỗ trợ người dân khó khăn. Trước đó, rất nhiều hoạt động đồng hành cùng Chính phủ chống dịch cũng đã được Techcombank thực hiện. Khi Chính phủ công bố chính thức thành lập Quỹ Vaccine phòng Covid-19, Techcombank đã đóng góp 60 tỷ đồng, đồng thời, tiếp tục dành 100 tỷ đồng tham gia xây dựng Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tính đến tháng 10/2021, Techcombank và cán bộ nhân viên đã hỗ trợ hơn 420 tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 và an sinh xã hội trên cả nước.

“Chúng tôi tin rằng, mỗi liều vaccine, mỗi sự đóng góp để hỗ trợ tuyến đầu chống dịch sẽ giúp tạo “lá chắn an toàn” bảo vệ sức khỏe cho người dân Việt Nam, và từ đó, góp phần phát triển nền kinh tế”, Phó Tổng Giám đốc Techcombank Phạm Quang Thắng từng chia sẻ.

Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam, mà các chuyên gia quốc tế cũng đã chỉ ra vai trò ngày càng quan trọng của các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Theo đó, doanh nghiệp có một chiến lược CSR tốt không chỉ có thể thu hút và giữ chân nhân viên tốt, mà còn “thu phục” được người tiêu dùng, qua đó giành được thiện cảm của xã hội nói chung về thương hiệu của mình.

Một báo cáo gần đây của tổ chức nghiên cứu "Danh tiếng thương hiệu" Reputation Institute cho biết, mức độ tăng danh tiếng toàn diện của một doanh nghiệp sẽ tỉ lệ thuận với hành động thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó. Cũng bởi các lý do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng thực thi trách nhiệm xã hội, như một cách để gây dựng giá trị danh tiếng lâu dài.

Nói thì đơn giản, hành động mới khó. Bởi thực tế, chỉ những doanh nghiệp có đủ lực để trụ vững và có tinh thần sẵn sàng “san sẻ” vì cộng đồng mới luôn chủ động đi đầu và tiên phong trong công việc trách nhiệm xã hội. “Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài và kinh tế bị gián đoạn, trọng tâm hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo cho cán bộ nhân viên được an toàn, hỗ trợ khách hàng và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tiếp tục đẩy nhanh các giải pháp số hóa và từ xa để tiếp tục cung cấp dịch vụ an toàn, hiệu quả nhất có thể”, ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank nhấn mạnh. Không chỉ chủ động đồng hành cùng Chính phủ trong các chương trình chống dịch Covid-19, Techcombank còn san sẻ với các khách hàng bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hơn 11,5 nghìn tỷ đồng dư nợ đã được ngân hàng tái cấu trúc cho khách hàng. Ngân hàng cũng đồng thời hỗ trợ khách hàng thông qua giảm lãi suất lên tới 600 tỷ đồng trong năm 2021.

Những nỗ lực của Techcombank đã mang đến sự tín nhiệm cao của khách hàng và sự đánh giá cao của các tổ chức trong nước, quốc tế. Euromoney đã vinh danh Techcombank là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2021, và trước đó vinh danh năm 2018. Trong năm 2021, The Asian Banker cũng vinh danh Techcombank là “Ngân hàng bán lẻ được tin dùng nhất Việt Nam”, dựa trên kết quả khảo sát từ hơn 11.000 khách hàng tại 11 thị trường trong khu vực. Tại Việt Nam, Techcombank lần thứ 3 liên tiếp là “Ngân hàng uy tín nhất Việt Nam 2021” và là ngân hàng TMCP tư nhân duy nhất đạt giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2021” do khách hàng bình chọn.

Những danh hiệu này không chỉ là sự đánh giá cao từ giới chuyên môn, mà còn cho thấy sự tin tưởng của khách hàng đối với một ngân hàng đã lựa chọn “san sẻ trách nhiệm xã hội” làm sứ mệnh hành động để tạo nên giá trị thương hiệu lâu dài.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.