Đám đông cuồng tín ở Nepal
Niềm tin vào phù thủy khá phổ biến trên khắp Nepal. Đó cũng là lý do vì sao những vụ săn bắt người bị nghi ngờ thực hành phù thủy cũng khá phổ biến ở đất nước này. Phần lớn những người bị nhắm đến trong các cuộc săn lùng như vậy là những phụ nữ ở đẳng cấp thấp. Họ bị vây bắt, đánh đập, làm nhục công khai trong một nhóm cộng đồng và cuối cùng, họ thường bị sát hại.
Khi những cuộc săn lùng này xảy ra, gia đình của các nạn nhân thường bị buộc tội và xử lý theo cách tương tự. Trong một trường hợp vào năm 2010, một nhóm “săn phù thủy” gồm 35 người đã tấn công vào nhà một người phụ nữ và bắt người này. Nạn nhân bị đánh đập trong suốt hai ngày, bị ép buộc phải ăn phân người cho đến khi chịu nhận đã phạm tội làm phù thủy.
Những hành động như thế này xảy ra gần như thường xuyên đối với phụ nữ đẳng cấp thấp trong cả nước. Nhưng không giống như ở hầu hết các nước khác có nạn “săn phù thủy”, nạn nhân thường được thả ra sau khi buộc phải thú nhận mình là phù thủy. Cũng có một số vụ giết người xảy ra, nhưng trong nhiều trường hợp, nạn nhân được thả khi bị tra tấn và làm nhục công khai trong một thời gian dài. Mặc dù đây là hành vi tàn bạo, vi phạm nhân quyền và cần phải chấm dứt, nhưng số nạn nhân bị giết ở Nepal thấp hơn đáng kể so với một số ví dụ khác về săn lùng phù thủy.
Chiến dịch săn lùng phù thủy hậu Suharto
Một trong những kẻ “săn phù thủy” hiếm hoi bị bắt giữ ở Indonesia cuối thập niên 1990 |
Nhìn bề ngoài, việc từ chức của ông Suharto đã là một bước tiến tích cực cho đất nước, nhưng điều đó lại gây ra tình trạng bất ổn lan rộng, một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và vì một lý do nào đó, dấy lên một cuộc săn phù thủy dữ dội dẫn đến cái chết của khoảng 400 người. Những cuộc săn lùng này bao gồm một loạt các vụ giết người tàn bạo trên khắp nhiều vùng của đảo quốc, mặc dù nhiều người có thể gọi đây là những cuộc săn phù thủy để che đậy những vụ giết người.
Thời đó, Indonesia rộ lên “danh tiếng” của các ninja Herriman. Đó là những sát thủ đeo mặt nạ đen chuyên săn lùng và giết chết những người bị quy là phù thủy. Sau đó, chính những người dân cũng tham gia vào cuộc giết chóc khốc liệt này. Năm 1998, chỉ riêng ở quận Banyuwangi (Đông Java), khoảng 100 “phù thủy” đã bị giết và nhiều người khác phải chịu đựng sự đối xử tàn bạo. Đến năm 1999, có tới 150 người khác bị giết ở Tây Java.
Sự tức giận và thù hận của người dân đối với các phù thủy được nhen nhóm, khơi dậy một cách có mục đích và thường dẫn đến những cái chết tàn khốc, hoặc ít nhất là gây khốn khổ cho bất kỳ ai bị buộc tội là phù thủy. Đây là lý do tại sao cuộc thanh trừng phù thủy thời hậu Suharto là một trong những ví dụ tàn bạo trong các cuộc săn lùng phù thủy thời hiện đại.