Sai lầm tai hại khi uống nước ép trái cây, số 1 rất nhiều người Việt mắc phải

Trái cây có lợi cho sức khỏe vì chúng giàu chất xơ và chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thế nhưng, nếu uống nước ép trái cây theo cách này sẽ gây hại khó lường.

Sai lầm tai hại khi uống nước ép trái cây, số 1 rất nhiều người Việt mắc phải

Không uống vào sáng sớm hay khi đói bụng

Sai lầm tai hại khi uống nước ép trái cây, số 1 rất nhiều người Việt mắc phải ảnh 1Không được uống nước ép trái cây vào buổi sáng sớm hay khi đói bụng, vì khi đó các chất axit có trong nước ép sẽ gây tổn hại dạ dày. Thời điểm để uống nước ép trái cây tôt nhất là giữa 2 bữa ăn hoặc sau khi vận động hoặc khi mệt mỏi mà cơ thể cần bổ sung thể lực nhanh chóng.

Không pha nước ép trái cây với sữa

Khi pha sữa với nước ép trái cây, protein có trong sữa sẽ phản ứng axit tartaric trong nước ép, gây trở ngại cho quá trình hấp thụ của cơ thể và còn có thể gây đau bụng với những ai có dạ dày yếu.

Không uống thuốc với nước ép trái cây

Nhiều loại nước ép trái cây sẽ gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước ép bưởi có chất làm giảm nồng độ một loại enzyme trong thành ruột non, khiến sự hấp thu thuốc vào cơ thể bị thay đổi.

Nếu uống thuốc mà ăn thêm bưởi thì có nguy cơ thuốc xâm nhập nhiều vào máu, tạo ra hiện tượng quá liều và những hiệu quả không mong muốn. Nước cam, nước táo có thể làm giảm sự hấp thu của một loại thuốc, làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được.

Không hâm nóng nước ép trái cây

Vitamin C trong trái cây rất dễ bị biến chất hoặc bay hơi khi gặp nhiệt độ cao, do đó việc hâm nóng nước hoa quả sẽ làm triệt tiêu loại vitamin có trong hầu hết các loại trái cây này.

Hạn chế thêm nhiều đường vào nước ép trái cây tươi

Trong các loại trái cây đều có chứa một hàm lượng đường nhất định tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn có thói quen bỏ thêm đường vào ly nước ép để tăng thêm vị ngọt. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế việc làm này, vì nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chú ý gì khi uống nước ép trái cây?

Nên ép hay vắt?

Có ý kiến nói rằng nước trái cây sẽ không còn “nguyên bản” nếu dùng máy vắt điện vì các vitamin đã bị phá hủy do tiếp xúc với kim loại. Nhưng rất đáng tiếc là điều này hoàn toàn đúng dù cho các nhà sản xuất đã hạn chế sử dụng kim loại tối đa ở các máy vắt.

Tuy nhiên, nếu làm nước trái cây bằng cách vắt tay và lọc bằng thìa chuyên dụng thì việc mất vitamin cũng không thể tránh khỏi.

Kết hợp nước ép trái cây và rau củ

Nước ép trái cây tươi và rau củ là một công thức bổ sung tuyệt vời cho sức khỏe. Nước quả có đường và giàu vitamin, rau lại rất giàu muối khoáng.

Sẽ tốt hơn nếu uống nước quả 30-40 phút trước bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Nếu là nước quả ngọt thì không nên uống sau khi ăn trưa vì nó có thể lên men trong ruột và gây đầy bụng.

Uống nước quả tươi ngay sau khi chế biến bởi ngay cả khi để trong tủ lạnh vài phút cũng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước quả.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vở nhạc kịch 'Lửa từ Đất' công diễn từ 15/3. Ảnh: Bình Thanh

Công diễn nhạc kịch 'Lửa từ Đất'

GD&TĐ - Tháng Ba này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ công diễn vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.