Sạch sẽ có gì sai?

Sạch sẽ có gì sai?

Người này cho rằng, thanh niên mà đến nhận gạo là không đúng vì còn trẻ, khỏe. Người khác lại nói việc từ chối phát gạo cho H. là quá máy móc và chưa rõ câu chuyện phía sau.

Theo một clip trên mạng xã hội, H. trong dáng vẻ gọn gàng, sạch sẽ được một người đàn ông chở bằng xe máy đến cây “ATM gạo”. Trong lúc đang chuẩn bị lấy gạo, em bất ngờ bị nhân viên ở đây yêu cầu ra khỏi hàng. Thậm chí người này còn quay cảnh H. ra về và biển số chiếc xe.

Điều đáng buồn là clip trên kèm lời dẫn “có rất nhiều người như vậy cố tình đến nhận gạo” lan nhanh trên mạng. Sự việc khiến H. chịu nhiều lời xỉ vả, đồng thời bị người nhà gọi điện la mắng. Thế nhưng sau đó, qua tìm hiểu, người ta biết rằng H. thật sự rất khó khăn. Tình cảnh của H. khác xa những góc hình hàm ý mỉa mai, ác ý, thiếu kiểm chứng của một số Facebooker, YouTuber nhằm câu view, câu like.

Việc cố tình làm sai lệch thông tin, bất chấp luật lệ để gây sự chú ý, câu view, câu like ngày càng nở rộ. Mặc dù nhiều Facebooker, YouTuber đã bị phạt tiền, thậm chí đi tù… vì tung tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng nhưng xem ra liều thuốc chưa đủ mạnh để trị tận gốc thói “điêu ngoa”, chém gió trên mạng xã hội này.

Khởi nguồn từ TPHCM, các “cây ATM gạo” nhanh chóng xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước để giúp đỡ những người gặp khó khăndịch Covid-19. Sự hiện diện của “cây ATM gạo” đã lan tỏa tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” trong cộng đồng.

Mặc định, ai cũng nghĩ rằng chỉ người thực sự khó khăn mới tìm đến “cây ATM gạo”. Khó khăn theo cách suy nghĩ ấy phải là những người ăn mặc có phần lếch thếch, thậm chí tiều tụy. Thế nên, những ai ăn mặc lịch sự, chỉn chu đến “ATM gạo” có thể bị coi là không “phù hợp”.

Ta có thể đặt ra câu hỏi: “ATM gạo” dành cho ai? Có quy định nào bắt buộc người đến nhận gạo thì phải ăn bận, đi đứng ra sao hay phải ra dáng nghèo khó mới được phát gạo?

Ông bà ta xưa từng khuyên dạy “đói cho sạch, rách cho thơm”. Hay “của cho không bằng cách cho”. Một người ăn bận sạch sẽ, thơm tho đi đến nhận gạo từ thiện thì có gì sai mà đối xử với họ như thế?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.