Rùng rợn “săn” người bạch tạng chế bùa chú ác quỷ

Tại Tanzania, nhiều người có niềm tin mù quáng vào "công dụng" trị bách bệnh từ người bạch tạng.

Một trung tâm an cư của người bạch tạng.
Một trung tâm an cư của người bạch tạng.

Số liệu thống kê tại các Tanzania, Burundi cho thấy, hàng năm tại các quốc gia này có trung bình 50 bệnh nhân bạch tạng bị săn lùng và giết chết. 

Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế cho biết, ít nhất 10.000 người phải rời bỏ nơi cư ngụ và trốn vào các trường học hay nhà thờ ở khu vực Đông Phi.

Vụ giết người bạch tạng gần đây nhất xảy ra tại Tanzania hồi cuối tháng 10 năm ngoái tại vùng Mwanza. Những kẻ săn lùng đã giết một bé trai 10 tuổi tên Gasper Elikana. 

Cha của Elikana bị thương tích nặng khi cố bảo vệ con mình trong sự bất lực và tuyệt vọng. Vụ việc diễn ra chỉ vài ngày sau khi một đứa trẻ bạch tạng khác cũng tử vong tại vùng Tabora của Tanzania vì bị người ta cầm mã tấu chặt đứt tay.

Ở châu Phi nói chung và đặc biệt là hai quốc gia Tanzania và Burundi là nơi mà mọi người hầu như không có chút hiểu biết gì về bệnh bạch tạng và cũng là nơi có tỷ lệ người mắc bệnh bạch tạng cao nhất trên thế giới. 

Họ không biết đó là một loại bệnh, họ chỉ biết rằng những đứa trẻ sinh ra có màu da hoàn toàn khác với họ là một điều không bình thường và tin vào những điều ma quái.

người bạch tạng
Hai trẻ em này đã từng bị "đội quân săn lùng người bạch tạng" chặt đứt tay và chân để bán cho... phù thủy.

Lợi dụng niềm tin cực đoan của mọi người, các thầy pháp, vốn vẫn rất được tin tưởng tại các vùng quê hẻo lánh ở lục địa đen, phán rằng, bùa phép làm từ phần thi thể của những người bạch tạng mang tới may mắn và sự phồn thịnh.

Những thầy phù thủy có thể trả giá rất cao khoảng 2.000 - 3.000 USD để mua tay chân của người bạch tạng sau đó chế biến thành thứ bột thần kỳ và bán với giá cắt cổ khoảng 75.000 USD nhưng vẫn không ít người tìm cách có được thứ bột đó. 

Họ tin rằng những ngư dân có thể bắt được nhiều cá khi rắc thứ bột đó xung quanh thuyền của mình lúc ra khơi và những người thợ mỏ có thể tìm thấy khoáng sản khi rắc bột lên mặt đất.

Không chỉ vậy, ở một số khu vực có núi lửa khi núi lửa phun trào người ta tin rằng đó là lúc thần núi nổi giận và chỉ có máu của những người bạch tạng mới xoa dịu được sự tức giận của thần núi. Vì thế những người dân châu Phi càng tin vào quyền năng kỳ diệu của những người bạch tạng.

người bạch tạng
Những người bạch tạng Tanzania chỉ mong muốn có một cuộc sống bình yên.

Trước tình hình trên, Chính phủ các quốc gia châu Phi đã bắt đầu thấy cần thiết vào cuộc để bảo vệ những người bạch tạng sau khi con số những nạn nhân bị giết ngày một tăng ở những nước này. 

Họ lập ra những trung tâm cho người bạch tạng cư trú an toàn và họ cũng cử những tình nguyện viên tới những làng quê hẻo lánh để tuyên truyền tới người dân về căn bệnh bạch tạng, bác bỏ những niềm tin mê tín dị đoan không có căn cứ. 

Nhưng đó không phải việc làm đơn giản bởi những tín ngưỡng ấy đã ăn sâu vào tâm trí những người dân nơi đây từ đời này qua đời khác.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.