Việt Nam mang 'thông điệp xanh' đến Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á

GD&TĐ - Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu của Bộ GD&ĐT Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á lần thứ 53.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc điều hành phiên hai Đối thoại Chiến lược Giáo dục lần thứ 7 với chủ đề “Giáo dục xanh”.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc điều hành phiên hai Đối thoại Chiến lược Giáo dục lần thứ 7 với chủ đề “Giáo dục xanh”.

Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á lần thứ 53 được tổ chức tại tại Brunei Darussalam từ ngày 1/7 đến ngày 3/7/2025, với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giáo dục 11 quốc gia thành viên cùng Ban thư ký Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO), Giám đốc 26 Trung tâm trực thuộc SEAMEO, đại diện các đối tác khu vực và quốc tế.

Trong khuôn khổ hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã điều hành phiên thứ hai, Đối thoại Chiến lược Giáo dục lần thứ 7 với chủ đề “Giáo dục xanh”. Tại đây, Thứ trưởng đã chia sẻ về chiến lược giáo dục xanh của Việt Nam trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững.

Theo Thứ trưởng, Việt Nam đang tích cực triển khai Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, trong đó xác định giáo dục là yếu tố then chốt trong việc chuyển đổi tư duy và hình thành lực lượng lao động có kỹ năng, sáng tạo, thích ứng với nền kinh tế xanh.

514394748-1540389437267218-506557704017791970-n.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Bộ GD&ĐT đã phát động chương trình “Giáo dục xanh - Thể thao xanh” với nhiều hoạt động cụ thể như: Tiếng nói Xanh, Ngôi trường Xanh, thúc đẩy phong trào trồng cây, tiết kiệm năng lượng, lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình học và hoạt động ngoại khóa.

Trong đó, mô hình “Ngôi trường Xanh” được dựa trên nguyên tắc 7R, đó là: Rethink (thay đổi tư duy); Refuse (từ chối); Reduce (giảm); Reuse (tái sử dụng); Recycle (tái chế); Repair (sửa chữa) và Replace (thay thế).

Những “Ngôi trường Xanh” đang được nhân rộng không chỉ giảm bớt gánh nặng môi trường, mà còn giúp nâng cao hiệu quả học tập, giúp thế hệ trẻ nhận thức được giá trị bền vững của môi trường sống.

Đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo đang được đổi mới theo hướng phát triển nguồn nhân lực xanh, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế bền vững. Việt Nam cũng chú trọng thúc đẩy hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nhằm tăng tính thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng thích ứng của người học với thị trường lao động xanh.

514412954-1539289574043871-6905004173917827595-n.jpg
Các đại biểu dự hội nghị.

Tại buổi đối thoại, các đại biểu nhất trí thông qua tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh cam kết ưu tiên giáo dục xanh như một chiến lược chuyển đổi vì tương lai bền vững. Tuyên bố nhấn mạnh việc lồng ghép giáo dục môi trường và phát triển bền vững vào tất cả các cấp học, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế, đồng thời ưu tiên hỗ trợ các nhóm học sinh yếu thế.

Tuyên bố cũng đề cập đến việc tăng cường đào tạo giáo viên, nâng cao năng lực truyền thông, xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả các sáng kiến giáo dục xanh.

Trong khuôn khổ Hội nghị, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tham dự các phiên họp chuyên đề, chia sẻ về kết quả nổi bật của học sinh Việt Nam tại các chương trình đánh giá năng lực quốc tế như SEA-PLM và PISA, đồng thời nhấn mạnh định hướng phát triển mô hình “trường học hạnh phúc” nhằm chăm lo sức khỏe tinh thần cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19.

Kết thúc sự kiện, Trưởng đoàn Việt Nam kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á tăng cường hợp tác, cùng chung tay triển khai kế hoạch hành động giáo dục xanh, hướng tới xây dựng không gian học tập và cộng đồng bền vững vì tương lai khu vực. Các đại biểu thống nhất sẽ gặp lại nhau tại Việt Nam vào năm 2027, khi Bộ GD&ĐT Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên và chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.