Rúng động bê bối gian lận tại học viện quân sự danh giá bậc nhất nước Mỹ

GD&TĐ - Học viện quân sự Hoa Kỳ tại West Point đang đối phó với hậu quả từ một vụ gian lận thi cử liên quan đến 73 học viên. Đây được xem là vụ gian lận lớn nhất tại ngôi trường ưu tú này kể từ năm 1976.

Học viên West Point dự lễ tốt nghiệp hồi tháng 6.
Học viên West Point dự lễ tốt nghiệp hồi tháng 6.

72 trong số các học viên bị cáo buộc vi phạm quy tắc danh dự nổi tiếng của học viện là các học viên năm thứ nhất và 1 học viên năm thứ 2. Tất cả đều bị cáo buộc gian lận trong kỳ thi toán vào tháng 5 khi trường West Point chuyển sang học trực tuyến do đại dịch Covid-19.

Các cáo buộc gian lận được hãng tin USA Today cáo buộc đầu tiên. Bộ trưởng Lục quân Ryan McCarthy cho biết trong một tuyên bố với đài CNN: “Quy trình danh dự đang diễn ra như mong đợi và các học viên sẽ phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm quy tắc”.

Trung tá Christopher Ophardt – phát ngôn viên của West Point cho biết bằng chứng về gian lận đã được phát hiện khi những người hướng dẫn thấy “sự bất thường” trong khi chấm điểm với các lỗi giống nhau.

2 trong số các trường hợp đã bị loại vì thiếu bằng chứng, 4 học viên khác đã từ chức khỏi học viện quân sự và 67 học viên còn lại đang chờ quyết định về số phận của họ.

Học viện cho biết tổng số 59 học viên đã thừa nhận gian lận trong kỳ thi, 55 người trong đó hiện đã đăng ký học chương trình phục hồi gồm các lớp học ngoài giờ, thảo luận về đạo đức và quy tắc danh dự. Họ đang được thử thách trong thời gian còn lại của năm.

Theo học viện, 4 trong số học viên thừa nhận gian lận không đủ điều kiện để tham gia quá trình phục hồi và sẽ phải đối mặt với các hình phạt từ quản chế đến trục xuất. Giám đốc học viện, Trung tướng Darryl Williams sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về điều gì sẽ xảy ra với họ.

Học viện cho biết một cuộc điều tra đầy đủ đang được tiến hành đối với 8 học viên không thừa nhận gian lận.

West Point đã rúng động bởi các bê bối gian lận trước đây, đặc biệt là năm 1951 và 1976 – năm xảy ra vụ việc liên quan đến 152 học viên.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.